VIETNAM
NEWS
NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 14 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Nguyễn Tấn
Dũng Ðến
Mỹ
Trung Ðiền
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Lời minh xác của VPLL Ðảng Vì Dân: Về bài báo "Sự thật
về cái gọi
là đảng Vì Dân"
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cảm nhận
và suy nghĩ của
một người
"dân oan" về Khối đấu tranh cho dân chủ tự do - 8406
Quốc Bảo
4- Câu Chuyện Thời Sự
- Khôn nhà dại
chợ!
Nguyễn thanh Ty
5- Tạp Chí Á Châu
- Một Cái Chết
Quá Vô Lý Của Vị Phó Ðại Sứ Hàn Quốc Ở Bắc Kinh
Minh Dũng
6- Tham Khảo
- Tôn Giáo Hoà Hợp XHCNVN, Bài Học Tang Thương Máu-Lệ Suốt 70 Năm
(1930-2007) Mà Nay Vẫn Chưa
Phai
Thích Tánh Hải
7- Giới Thiệu sách Mới
- Tôi đọc Trần
Khải Thanh Thủy
Ðoàn Thanh Liêm
8- Tin Tức Di Trú
- 750,000 Thường
Trú Nhân Phải Gia Hạn
Thẻ Xanh Mới
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Họ không phải chồng em
Raymond Carver
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Nguyễn Tấn Dũng Ðến Mỹ
Trung Ðiền
(VNN)
Ðể vận động 192 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu bầu Cộng sản Việt Nam trở thành 1 trong 10 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam sẽ lên đường đến Nữu Ước từ ngày 22 đến 26 tháng 9 năm 2007. Theo sự sắp xếp thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ đọc một bài diễn văn trước Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25 tháng 9, để 'ca bài ca con cá' về mình hầu xin phiếu ủng hộ. Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gồm có 15 Ủy viên với 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Nga, Trung Cộng, Anh và Pháp. 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm, cứ mỗi năm bầu lại một nửa. Năm 2007 có 5 thành viên ra đi gồm có Ghana, Congo,
Peru, Qatar và Slovakia. Hiện nay có khoảng 70 quốc gia tranh nhau 5 ghế không thường trực này. Cộng sản Việt
Nam
chưa bao giờ được bầu vào ghế này trong khi những quốc gia có từ 30 triệu dân trở lên, đặc biệt là những quốc gia trong khu vực Ðông Nam Á đều đã được bầu làm thành viên ở các nhiệm kỳ trước.
Nhiều năm trước đây, sau khi gia nhập tổ chức APEC và ASEAN, Cộng sản Việt Nam đã cố vận động để được bầu vào làm thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng thất bại. Năm ngoái, sau khi tổ chức xong Hội nghị APEC 14 và chính thức tham gia WTO, Cộng sản Việt Nam cũng đã dồn sức vận động với hy vọng là năm 2007 sẽ giữ được ghế không thường trực này. Về căn bản, ghế không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc không mang lại một tư thế gì mới cho Cộng sản Việt Nam vì mọi quyết định đều nằm trong tay 5 thành viên thường trực là Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Nga; nhưng sẽ giúp cho
Hà Nội dễ tiếp cận với các tổ chức, các tập đoàn quốc tế để vận động buôn bán làm ăn hoặc xin viện trợ. Cộng sản Việt
Nam
cũng muốn điều đó với chính
sách đẩy mạnh mở cửa giao thương hiện nay. Tuy nhiên, nếu Cộng sản Việt Nam đã nghĩ được như vậy thì những quốc gia khác cũng đang tìm mọi cách cạnh tranh, nên vì thế mà cuộc tuyển chọn 5 quốc gia vào
ghế không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc lần này sẽ khá vất vả.
Cho nên chuyến đi Mỹ lần này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ không chỉ đầu tư vào sự việc nói trên mà ông Dũng cùng ban tham mưu của ông ta đang nhắm vào một kế hoạch khác.
Ðó là tìm cách gặp gỡ một số người trong Cộng đồng người Việt tỵ nạn để nói chuyện... phải quấy. Nhiều người cho đây là 'sáng kiến' đối thoại với Cộng đồng người Việt tỵ nạn của Nguyễn Tấn Dũng qua trung gian của một số Việt kiều đang bỏ tiền đầu tư tại Việt
Nam
.
Khác với Nguyễn Minh Triết tổ chức cuộc gặp gỡ xã giao với vài trăm người Việt thân chế độ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 vừa rồi, Nguyễn Tấn Dũng muốn gặp riêng và giới hạn ở một số nhân sự gọi là.. có 'thế giá' trong Cộng đồng. Theo tin hành lang thì việc chuẩn bị này do văn phòng
Thủ tướng xúc tiến từ đầu tháng 7 năm nay qua sự hợp tác của một số 'Việt kiều' gốc tỵ nạn nhưng đang làm ăn lớn ở Việt
Nam
.
Tuy nhiên, những chuẩn bị này không tiến triển vì những nhân vật gọi là 'thế giá' mà phía Hà Nội muốn gặp thì bị họ từ chối hoặc tỏ thái độ e dè, trong khi những thành phần 'chạy hiệu' trong
Cộng đồng thì lại bị phía Nguyễn Tấn Dũng từ chối không muốn gặp.
Qua điều này cho thấy là Nguyễn Tấn Dũng muốn thi
hành Nghị Quyết 36 tại hải ngoại nhưng chính y đã thấy những khó khăn trong sự chọn lựa đối tượng để chiêu dụ. Từ nhiều năm qua, cán bộ Việt cộng đã tung rất nhiều lưới để chiêu dụ những tay chạy hiệu trong Cộng đồng dưới hình thức 'chủ báo', 'chủ đài', 'chủ công ty đầu tư'... để tung những tin tức gây phân hóa trong cộng đồng theo
kiểu 'đâm bị thóc thọc bị gạo'. Thậm chí chúng còn sai khiến một vài người viết bài lăng nhăng như "Việt Nam Không Cần Ða Ðảng" hay hô hoán một cách tầm phào rằng
"Gửi tiền về giúp dân oan khiếu kiện là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ"... Những luận điệu của các tên chạy hiệu cho Việt cộng khó thuyết phục được ai nhưng lại tạo ra sự vẫn đục trong cộng đồng, khiến cho một số nguòi thiếu bản lãnh đâm ra hoang mang và trở nên thụ động trước phong trào đấu tranh tại quốc nội. Ðây là đòn thâm độc của Việt cộng. Vì thế mà cái gọi là cuộc 'đối thoại' với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại do Nguyễn Tấn Dũng và ban tham mưu của ông ta đang chuẩn bị hoàn toàn nằm trong xu hướng phá hoại tiềm lực đấu tranh của người Việt tỵ nạn hơn là tạo sự thông cảm để cùng hướng về tương lai như họ rêu rao.
Ðể thực hiện cuộc đối thoại nghiêm chỉnh và tốt đẹp, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Hà Nội nên khởi đầu những cuộc đối thoại với các nạn nhân của họ. Ðó là họ hãy đối thoại và trả lời sòng phẳng những oan trái đã gây ra cho các gia đình nạn nhân
trong các
bi kịch: Cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai Phẩm, các gia đình dân oan khiếu kiện, các nhà đối kháng và các vị lãnh đạo tôn giáo. Bởi vì ông Dũng mà có đối thoại với những người Việt đang sống ở xứ sở tự do cũng không giải quyết được gì vì những nạn nhân của chế độ ở trong nước mới đang là ngòi nổ. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại tuy là một lực lượng quan trọng vì có tiềm lực về kinh tế, tài chánh, vận động quốc tế và chất xám; nhưng tiềm lực tạo xoay chuyển tình hình Việt Nam vẫn là nằm trong tay đại khối quấn chúng tại quốc nội. Ngày nào mà Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp các tiếng nói dân chủ tại Việt Nam; trong khi tìm kiếm những cơ hội 'đối thoại' với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại thì chỉ là hình ảnh 'thả mồi bắt bóng mà thôi'.
Ðể kết luận, việc Hà Nội đang ráo
riết vận động để được chọn là một trong 10 thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc từ năm thành viên không thường trục sẽ phải thay đổi trong năm 2007, cho thấy là họ muốn có một vị trí trong cộng đồng quốc tế. Tuy giá trị của một thành viên không thường trực không
có nhiều; nhưng giúp cho Nguyễn Tấn Dũng có lý cớ trấn an nội bộ đảng trong việc mở rộng các quan hệ bên ngoài hầu bành trướng phe nhóm miền Nam muốn cải cách nhanh, so với nhóm Hà Nội cố thủ trong lô cốt Mác Xít thân Tàu. Vì thế việc trở thành
thành viên không thường trực trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc hoàn toàn không do nhu cầu quốc gia mà
do nhu cầu phe nhóm quyền lực trong nội bộ đảng. Từ yếu tố này, việc Nguyễn Tấn Dũng có đi tìm sự đối thoại với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại cũng chỉ là để giúp giải quyết các bế tắc của Hà Nội chứ không nhằm tạo một bước ngoặc tốt đẹp cho tương lai Việt Nam.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Lời minh xác của VPLL Ðảng Vì Dân: Về bài báo "Sự thật về cái gọi là đảng Vì Dân"
Vào ngày 12/9/2007, báo An Ninh Thế Giới loan tải một bài
phóng sự mang tựa đề "Sự thật về cái gọi là đảng Vì dân", buộc tội Ðảng Vì Dân
là "chỉ là tập hợp một số tên phản động người Việt đã lợi dụng chiêu bài "tự do, dân chủ, nhân
quyền" để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam." (Nội dung đính kèm)
Bài báo này xuyên tạc mục đích đấu tranh của Ðảng Vì Dân, tương tự như nhiều bài báo
tấn công các tổ chức chính trị khác như Ðảng Việt Tân, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, Ðảng Dân Chủ XXI, Ðảng Thăng Tiến Việt Nam, Ðảng Nhân Dân Hành Ðộng, Tổ chức Phục Hưng Việt Nam, Khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam,
v.v... trong thời gian gần đây.
Trước đó, các cơ quan
truyền thanh, báo chí CSVN cũng đã tung ra nhiều bài viết xuyên tạc chủ trương đấu tranh của Ðảng Vì Dân. Phần lớn các bài viết và bài đọc đều căn cứ theo thông tin cung cấp bởi TTXVN.
Chúng tôi nhìn nhận là phần lớn các dữ kiện về quá
trình hoạt động của Ðảng Vì Dân, cũng như của ông Nguyễn Công Bằng, tuy chưa đầy đủ song tương đối chính xác. Tuy nhiên, một số chi tiết nêu ra
trong bài báo này lại hoàn toàn sai, hoặc không chính xác. Do đó,
VPLL/ÐVD xin được trình bày để đồng bào trong và ngoài nước được rõ; và đề nghị báo An Ninh Thế Giới điều chỉnh những phần sai sót nêu sau:
(1) Ông Nguyễn Công Bằng sinh quán tỉnh Sa Ðéc, quê quán thân sinh của ông ở tỉnh Kiên
Giang. Chi tiết cho rằng ông Nguyễn Công Bằng "quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh"
và tên thật là "Lê chí Thức" là hoàn toàn sai.
(2) Khi vượt biên vào tháng 8/1978, ông Nguyễn công Bằng đến đảo Pulau Bidong ở Mã Lai Á, không phải
Indonesia
.
(3) Tên tờ báo ông Nguyễn Công Bằng chủ trương, thực hiện vào năm 1982 là "Nguyệt san Hành Trang", không phải
"nguyệt san hành động", và tổ chức sinh hoạt lúc đó là "Tổ chức Thanh Niên Việt Nam, không phải "Tập hợp thanh niên chống Cộng".
(4) Tổ chức thiện nguyện phi chính phủ SAP-VN (còn được gọi là Green Cross) do ông Nguyễn Công Bằng thành lập vào năm 1992
hoàn toàn mang mục đích trợ giúp nhân đạo thuần túy. Ông đã từ nhiệm vai trò Chủ tịch Ðiều Hành Hội SAP-VN vào năm 1995, sau khi ông bị CSVN giam giữ điều tra 53
ngày trong một chuyến công tác thiện nguyện ở Việt
Nam
vào tháng 7/1994. Cho đến khi ông ngưng sinh hoạt với Hội, chưa hề có trường hợp lạm dụng danh nghĩa hội cho mục tiêu chính trị. Thông tin về hội SAP-VN được phổ biến ở mạng www.sap-vn.org
(5) Ông Nguyễn Công Bằng tham
gia Liên Ðảng Việt Nam Tự Do và Chính Phủ Việt Nam Tự Do vào năm 1998 (với bí danh Lê chí Thức), không phải ngay
sau khi "bị trục xuất khỏi Việt
Nam
"
vào cuối năm 1994.
(6) Ông Nguyễn Công Bằng chưa hề nhận bất cứ chức vụ nào trong Ðảng Dân Tộc Việt Nam, kể cả chưa từng tham
gia; dù ông có một số đóng góp đầu tiên cho việc soạn thảo văn kiện thành hình tổ chức này. Chi tiết cho rằng ông là "tổng thư ký của cái gọi là đảng dân tộc Việt
Nam
"
là hoàn toàn sai.
(7) Giai đoạn ông Nguyễn Công Bằng trở về hoạt động ở
Cambodia
là tháng 4/2003, không phải vào cuối năm 2003.
Chương trình hoạt động ở Campuchia là dân sinh và nhân quyền; hoàn toàn không
có chủ trương hay kế hoạch hoạt động bạo động.
(8) Sự hoạt động của ông Nguyễn Công Bằng với Liên Ðảng Việt Nam Tự Do và Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do được chấm dứt bởi sự từ nhiệm chính thức của ông vào ngày 07/10/2002, và chấm dứt hoàn toàn sự liên hệ vào
tháng 4/2004.
Ông Nguyễn Công Bằng chưa bao giờ có bất cứ sinh hoạt nào với ông
Nguyễn Khánh và hoàn toàn không có liên hệ nào đối với "Hội đồng Cách Mạng Cứu Quốc" được thành lập vào ngày 28/9/2005, hay "cuộc Tổng Nổi Dậy năm
2005" của Chính Phủ Việt Nam Tự Do. Ở thời điểm này, ông đã hoàn toàn ly khai khỏi tổ chức Việt Nam Tự Do.
(9) Các con số thông tin về hoạt động của Ðảng Vì Dân nêu ra trong bài báo này là thông tin được phổ biến vào tháng 01/2007, không phải ở thời điểm hiện tại (tháng
9/2007).
(10) Tính đến tháng 9/2007, Tập san Hoa-Mai (www.tapsanhoamai.com) đã phát hành ở Việt Nam và hải ngoại được 16 số báo, không phải 12 số như được đề cập.
(11) Các cuộc rải truyền đơn ở Bạc Liêu, Sài gòn, Hà Nội và một số địa điểm khác của Ðảng Vì Dân đã được ghi lại bằng hình ảnh thực tế. Nội dung bản cáo trạng xử án một số thành viên Ðảng Vì Dân trong thời gian tới có thể bao gồm chi tiết liên quan đến các hoạt động rải truyền đơn vừa qua. Mặt khác, toàn bộ hoạt động thiện nguyện của Ðảng Vì Dân được CLB Hoa-Mai thực hiện là hoàn toàn vì lý do nhân đạo thuần tuý.
(12) Chủ trương của Ðảng Vì Dân là đấu tranh cho Dân chủ Tự do, Công bằng Xã hội và Quyền lợi của Dân Nghèo. Mọi hoạt động đã, đang và sẽ có của Ðảng Vì Dân là vì đồng bào và Tổ quốc Việt
Nam
.
Một phần quá trình hoạt động được cơ quan TTXVN công khai hoá tự nó đã chứng minh mục đích phụng sự này. Mọi sự chụp mũ và xuyên
tạc trong các bài báo là hoàn toàn vô căn cứ và thiếu thiện chí hoà
bình.
Tương tự như nhiều bài viết trên
các tờ báo Lao Ðông, Công an Nhân dân, Hà Nội Mới, Quân đội Nhân Dân, Ðài phát thanh Việt
Nam
,
v.v... bài báo mang tựa đề "Sự thật về cái gọi là đảng Vì Dân" rõ ràng không xuất phát từ nhận xét của tác giả Thi Nga,
mà là từ thông tin của TTXVN và chỉ thị của nhà nước CSVN.
Văn phòng Liên lạc Ðảng Vì Dân
xin được trình bày một số điều chính yếu cần được minh xác nêu trên để đồng bào trong và ngoài nước được tường tận ngọn ngành; và đồng thời đề nghị báo An Ninh Thế Giới nên điều chỉnh lại các chi tiết liên hệ cho đúng sự thật.
Cần tìm hiểu thêm về Ðảng Vì Dân
xin quý vị xem mạng www.dangvidan.net. Cần tìm hiểu về bản thân và
quá trình hoạt động của ông Nguyễn Công Bằng, xin quý vị xem qua mạng www.congbang.net.
Chúng tôi đồng thời rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc khắp nơi về nội dung các bài viết của CSVN về Ðảng Vì Dân.
Trân trọng minh xác.
VPLL/ÐVD
12.09.2007
* Trang báo An Ninh Thế Giới của CSVN
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cảm nhận và suy nghĩ của một người "dân oan" về Khối đấu tranh cho dân chủ tự do - 8406
Quốc Bảo
(Dân Oan miền Nam Việt
Nam
)
Trong mấy chục ngày
tham gia đấu tranh biểu tình khiếu kiện tại Sài Gòn, tôi có dịp được tiếp xúc với một số đồng bào cũng đi đòi quyền lợi của gia đình mình bị cướp đoạt, nhưng họ có khác ở chỗ họ là những công dân trong phong trào đấu tranh đòi Tự do Dân
chủ cho đất nước. Tôi cảm thấy quả thật họ là những con người tuyệt vời, là những ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam còn
tăm tối. Họ còn xứng đáng là những đóa hoa sen hồng rực rỡ, thơm ngát trong đầm lầy tanh tưởi của chế độ CS VN độc tài man rợ, lưu manh và vô cùng gian ác với chính đồng bào ruột thịt của mình.
Ðó là cảm nhận chung của toàn thể dân oan
chúng tôi từ sự trải nghiệm qua những ngày tháng "sống tạm trên đất Sài Gòn" vì mục đích khiếu kiện kêu oan đòi quyền lợi của gia đình mình bị chánh quyền tham tàn này cướp đoạt bao năm nay.
Những ngày tháng "sống tạm"
trên vỉa hè tại Văn phòng quốc hội 2 Vụ phía Nam tại số 194 Hoàng Văn Thụ quận Phú Nhuận là những ngày tháng không thể nào quên đối với dân oan các tỉnh chúng tôi.
Trong 27 ngày đêm ấy, gần 2000
con người với chừng ấy hoàn cảnh bị chính quyền CSVN độc tài cướp hết nhà, đất và xô họ ra đường một cách thô bạo...không chút tình nghĩa đồng bào
máu mủ, người cùng trong một nước, như bầu bí cùng một giàn!!!
Trong hoàn cảnh bi thảm, đau thương ấy, không ai bảo ai họ nhất loạt vùng lên cùng nhau tiến về những cơ quan đầu não của chế độ CS đặt tại thành phố này. Trên tay mỗi người cầm một lá đơn đòi chính quyền CS ở các tỉnh và ở cả trung ương phải trả lại nhà đất và trả lại quyền làm người vốn có của họ.
Và thế là họ đã gặp nhau tại nơi vỉa hè của thành
phố Sài Gòn. Những con người đồng cảnh ngộ bị áp bức, bị cướp đoạt được xã hội gọi chung là "Dân oan" một cái tên mang đầy uẩn khúc, oan khuất và khổ đau.
Với hơn 90% là người già và phụ nữ, trong số đó bao gồm những thân thể héo gầy, cơ cực tìm cách dựa vào nhau, đùm bọc nhau và nắm tay nhau để tạo nên sức mạnh đoàn kết nhằm mục đích tạo một áp lực chính đáng đối với chính quyền độc tài CSVN. Và họ liên kết cùng nhau như vậy với hình thức một cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, hoàn toàn không có mục tiêu lật đổ chánh quyền CSVN mặc dù lòng dân trong cả nước hoàn
toàn muốn phế bỏ cái thể chế tối nát lưu manh này đến tột cùng lắm rồi!!!
Hành động của
"Dân oan" Việt Nam đã nêu rõ thực trạng Xã Hội Việt
Nam
trong thời kỳ cai trị của ÐCS độc tài, bảo thủ, vô cùng phản động, phản nước hại dân không gì tả hết.
Dân oan không có sức mạnh vũ khí gì,
họ không có tấc sắt trong tay và không có sự kiên cường như những nhà tranh đấu chánh trị có lý tưởng. Nhưng họ đã mở một chiến dịch vô hình đánh thẳng vào cái gọi là "Quốc thể" của ÐCSVN.
Họ đã làm được việc hiếm thấy là lật tấm mặt nạ mà nhìn bề ngoài có vẻ bóng bẩy và 32 năm qua chính quyền CSVN đã dùng nó để che đậy gương mặt thối nát, xấu xa của mình với cộng đồng quốc tế và bà con còn nhẹ dạ có cả ở trong lẫn ngoài nước.
Vì dân oan không có tư cách ngồi vào bàn
hội nghị của thế giới, dân oan và người thường dân Việt
Nam
không có cơ hội để trình bày sự thật oái oăm và tồi tệ của chính mình mà chính ÐCSVN là thủ phạm đã gây ra
cho họ.
Vì dân oan bị giới hạn cư trú
trong sự bủa vây của ÐCSVN và giới hạn bởi luật cư trú của thế giới quy định. Vì dân oan và người dân Việt nam nói
chung không hề được bầu lên người đại diện thực sự cho mình như hoàn cảnh các nước có nền chánh trị tự do dân chủ. Dựa vào những điều đó, ÐCSVN độc tài cô lập họ trong sự nghèo khó cho đến chết và thế là tấm tuồng bi kịch sẽ khép lại mãi mãi.
Tài sản của dân oan sau khi bị cướp đoạt sẽ được sang tên đổi chủ trong sự êm đẹp và hết sức hợp pháp. Và người chủ mới chính là lũ tham quan vô lại, là lũ con cháu, dòng tộc của những tên quan chức trong ÐCSVN, trong hệ chánh quyền của nhà nước độc tài luôn luôn tự vỗ ngực là "của dân, do dân và vì dân" này!!!
Nói đến đây tôi mới thấy lời mẹ ru năm nào và giờ con đã hiểu: "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" quả không sai lấy câu chữ nào!!!
Vì thế nên dư luận nói chung của nhân dân Việt Nam rằng: Tầng lớp chánh quyền CSVN hiện nay đang giữ độc quyền cai trị đất nước này, chính là cả một bè lũ ăn cướp, là bọn trộm cắp có hệ thống, là bè lũ mafia đỏ tội phạm nhưng có quốc kỳ, quốc ca, có đại diện ở Liên Hợp Quốc, có đại sứ đại diện cho chúng ở khắp năm châu bốn bể quả là không ngoa chút nào!!!
Cuộc sống của đồng bào dân oan nơi vỉa hè quanh tòa nhà Quốc hội 2 chịu bao cay đắng, thách thức nắng mưa và chịu đựng đói khát để duy trì sự tồn tại đòi cơ quan quyền lực cao của chánh quyền CS phải ra mặt để giải quyết những bất công tồn đọng từ hơn 32 năm qua.
Và "Dân oan" chúng tôi tồn tại, duy
trì được trong cuộc đấu tranh ấy là do một phần lớn nhờ vào sự hy sinh giúp đỡ về tinh thần và vật chất của những người thuộc khối 8406, của đồng bào yêu nước ở hải ngoại kể cả sự bảo vệ của lương tri nhân dân thế giới.
Lúc đầu tôi tự hỏi, vậy những công
dân của khối 8406 họ là ai? Và không chỉ riêng tôi mà tất cả mọi người dân oan đều đặt câu hỏi đó.
Theo thời gian và qua sự tìm hiểu. Chúng
tôi đã có được câu trả lời.
Họ cũng là dân oan như chúng
tôi. Họ cũng bị chính quyền CSVN cướp đất, cướp nhà, đàn áp bất công và áp bức đến cùng cực.
Trong hoàn cảnh bi thảm ấy, bắt buộc họ phải đấu tranh theo nguyên lý "ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh". Và chính quyền CSVN không thể nào phủ nhận cuộc đấu tranh ắt phải có này diễn ra.
Ðã có lúc những thành viên của khối 8406 bị dân oan
hiểu lầm. Cho rằng họ là người của công an CSVN được cài vào để nắm tình hình, nhằm mục đích tìm ra manh mối những người đứng đầu để truy bắt và dập tắt cuộc đấu tranh của đồng bào dân oan khiếu kiện đang diễn ra.
Từ sự hiểu lầm đó, nhiều "Dân oan" đã phản ứng bằng cách mắng chưởi và cô lập họ. Vì thế lúc đầu họ đã bị hàm oan, thật tội nghiệp và oan uổng quá.
Khi mọi người hiểu và tìm ra sự thật, dân oan chúng tôi hết lòng quý mến và đặt trọn niềm tin vào họ, "những thành
viên của khối 8406" đang âm thầm cùng tranh đấu với bà con.
Sự có mặt của họ như tiếp thêm sức mạnh đấu tranh cho dân oan chúng tôi
trong cuộc tranh đấu này.
Thế là lũ công an CSVN lồng lộn và tức tối. Vì công an CSVN ý thức rằng, với sự góp sức của 8406, tinh
thần đấu tranh của "Dân oan" sẽ được nhân lên gấp bội và sẽ đẩy lùi nhanh chóng âm mưu cô lập những người "Dân oan" của CSVN. Và kể từ lúc đó, những việc làm bẩn thỉu của lũ công an CSVN lần lượt bị dư luận hải ngoại và trên thế giới lên án và cảnh cáo theo
sát từng giờ, từng ngày một rất chặt chẽ.
Những việc làm xấu xa của đám công an lưu manh và đê hèn cụ thể như: Chúng đã ra tay cướp mì tôm của những người hảo tâm tiếp sức cho "dân oan". Rồi lũ công an tay sai ngu dốt trung thành với chủ ra tay đánh phóng viên vì dám quay phim, chụp ảnh người "Dân oan" đang tìm mọi cách chặn đứng sự tiếp tế vì nhân đạo của kiều bào ở nước ngoài v.v...
Tất cả những việc làm cụ thể đó của công an CSVN đều được các thành viên của 8406 ghi nhận thực tế và phản ảnh cho công
luận thế giới tường tận qua những bản tin nhanh và ngắn gọn chính xác hàng ngày.
Và sự tức tối của công an CSVN đã bùng nổ vì vào 10 giờ sáng ngày 17/7/2007. Khi Ðoàn cứu trợ "Dân oan" do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ dẫn đầu đã xuất hiện tại tiền sảnh toàn nhà Quốc hội 2 để cứu tế cho "Dân oan" 20 tỉnh thành trong cả nước, mà phần lớn là các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Cùng với lời phát biểu hùng hồn vang lên của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ngay tại tiền sảnh tòa nhà Quốc hội 2 trong sự hoan hô vang dậy rợp trời của toàn thể người "Dân oan" khiến cho chánh quyền CSVN một phen bạt vía, kinh hồn, khiếp đảm như ngày tàn của bạo chúa đã tới nơi rồi.
Chúng như nhận thấy bờ đê ngăn biển, ngăn cơn bão lũ của mình sắp bị vỡ đến nơi, nguy khốn cận kề.
Thế là vào lúc 22 giờ đêm ngày 18-tháng 7/2007. Chánh quyền CSVN huy động hơn 1500 quân đủ mọi thành phần mở một cuộc đàn áp ngay tại Văn phòng quốc hội 2 tại số 194 Hoàng Văn Thụ để giải tán hàng ngàn dân oan đói khổ, vô tội, trong tay không tấc sắt.
Ðêm kinh hoàng tàn bạo đó lực lượng công an CSVN với sự hỗ trợ của vòi rồng, lựu đạn cay, roi điện và những phương tiện đàn áp khác chỉ nhằm vào khối người đói khát tiều tụy, rách rưới tả tơi vì ăn gió nằm sương cả gần tháng trời tại đây. Ðêm đó chúng đã phong tỏa 3 ngã đường dẫn đến văn phòng Quốc hội 2 và thẳng tay đàn áp "dân oan". Ấy thế mà hàng loạt báo chí của nhà nước CSVN đã xảo ngôn lừa bịp dư luận cả bên trong lẫn bên ngoài việc làm này được báo đài CSVN gọi bằng từ "Ðã vận động, thuyết phục nhân dân tự nguyện trở về địa phương một cách êm thấm".
Ðêm đó chúng tôi
tất cả lên xe như cách người ta đối xử với xúc vật và đánh đập dã man những ai vùng vẫy cố tìm cách thoát thân. Sau đó chúng cho xe chở họ về lại quê nhà và quẳng họ ra đường.
Những căm hận và thù tức trong suốt thời gian qua được chúng trút bỏ hả hê trong đêm kinh hoàng ấy. Những tiếng la thét thất thanh thể hiện sự đau đớn tột cùng của trận đòn thù mà bọn công an côn đồ đánh đập dân oan khốc liệt, tơi tả.
Hỡi lịch sử Việt
Nam
!
Hãy nhớ mãi ngày này và nhân loại đừng bao giờ quên
nhé. Ðêm đàn áp khốc liệt dân oan ngày 18/7/2007, vì có máu cùng nước mắt của rất nhiều dân oan đã đổ bởi lũ súc sinh ngu dốt chỉ biết cúi đầu tuân theo lệnh chủ.
Trong cuộc đàn áp
tang thương này, những thành viên của phong trào dân chủ 8406 cũng là những nạn nhân bị vùi dập bắt bớ. Ðó là
các chị Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Nguyễn Thị Hiền (quê Bình Ðịnh)...
Ðêm đàn áp đầy máu và nước mắt đó lực lượng công an CSVN, chúng như những con thú dữ đói mồi từ lâu, nên
chúng không chừa ai cả. Trong bóng đêm mịt mờ chúng điên cuồng cắn xé theo bản năng và đồng loạt phục tùng theo mệnh lệnh của cấp trên từ Hà Nội là Bộ chánh trị và bộ công an của ÐCSVN.
Những thành viên của 8406
cùng bà con xiết chặt tay nhau nghiến răng chịu đựng, nhưng tiếc thay, họ chỉ là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, không thể nào chống cự lại bầy quỷ dữ được trang bị thêm rất nhiều vũ khí và công cụ đàn áp hỗ trợ mạnh mẽ gấp nhiều lần hơn.
Sau trận đòn thù tơi tả này,
chúng lôi 3 thành viên của khối 8406 vào công an quận Phú Nhuận giam và
liên tục điều tra suốt 18 giờ liền không cho nghỉ. Tất cả họ đều không được ăn uống nghỉ ngơi trong suốt thời gian bị bắt giam tại đây.
Chúng muốn dùng sức mạnh bạo tàn của nhà nước CS để đè bẹp tinh thần đấu tranh cho Lẽ phải và cho Tự do như những người của khối 8406.
Nhưng chúng đã lầm. Kết quả đi ngược lại với mong đợi của chúng.
Tinh thần Dân chủ của khối 8406 là
bất diệt, và chúng đã không làm gì được họ.
Cuộc đấu tranh tại 194
Hoàng Văn Thụ kết thúc. Kẻ chiến thắng bằng bạo lực nhưng không có chân lý và chánh nghĩa đã sụp đổ tinh thần. Ngược lại những người dân bị đàn áp thì bất khuất, kiên cường và lòng hận thù đối với lũ cướp nội xâm hiện nay được nhân lên gấp bội.
Và 15 ngày sau tại Văn phòng
Tiếp Dân Chính Phủ số ở 210 đường Võ Thị Sáu - Sài Gòn lại dấy lên 1 cuộc đấu tranh mới. Ðiều đó chúng minh rằng những gì tôi nói ở phần trên là hoàn toàn sự thật.
Với kinh nghiệm xương
máu từ lần trước ngày từ những giờ phút đầu tiên khi "Dân oan" đặt chân đến số 210 đường Võ Thị Sáu. Ðám công an CS đã dùng đủ mọi cách để giải tán đám đông đang hình thành. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự cương quyết của những người dân oan. Cuối cùng chúng đành phải bất lực đứng nhìn "Dân oan" lũ lượt kéo về tụ tập tại 210 đường Võ Thị Sáu để họ bước vào một cuộc đấu tranh mới đầy cam go và khổ sở mới. Và không hẹn mà gặp, những thành viên của 8406 lại cũng đã có mặt tại đây.
Ngay từ ngày đầu tiên của cuộc đấu tranh mới khởi đầu từ ngày 3-8-2007, một cuộc biểu tình rầm rộ đã diễn ra trên đường phố Sài Gòn, với Băng rôn, biểu ngữ đã được chuẩn bị từ trước được bà con giăng trên đường biểu tình, cùng những tiếng hô vang đồng loạt đòi chính quyền CSVN độc tài phải trả lại nhà đất đã cướp đoạt của nhân dân.
Bọn công an CS thành phố này lồng lộn xông
vào cướp xé băng rôn, biểu ngữ của đoàn người đi đấu tranh. Chúng tưởng rằng với chiêu thức này, người biểu tình sẽ không còn cách thể hiện sự phản đối chính quyền CSVN. Nhưng chúng đã lại lầm, một lần nữa thể hiện sự ngu dốt và quá đần độn của chúng. Vì chúng đã quen sử dụng bạo lực, và sức mạnh của chân tay để đàn áp nhân dân, nên trí óc không còn mấy sáng suốt của chúng bị teo lại là lẽ đương nhiên.
Phong trào mặc Áo trắng Tự do xuống đường được phát động. "Chắc tôi khỏi cần nói ai đã phát động phong trào này thì mọi người cũng hiểu". Ðó chính là những dân oan của khối đấu tranh cho dân chủ tự do 8406 hòa vào cùng với đồng bào
dân oan. Và nhân dân đồng loạt hưởng ứng Phong trào "Mặc áo trằng xuống đường".
Thế là lũ công an
như bầy chó dữ bị xâm phạm địa giới. Lũ công an CSVN lồng lộn điên cuồng vì những chiếc áo trắng được mặc vào người và có viết lên nội dung phản kháng thay cho biểu ngữ, băng rôn như trong
các lần tranh đấu trước đây.
Lần đấu tranh
này tuy ít người hơn lần trước vì một số lớn "dân oan" đã bị chính quyền CS tìm
mọi cách chặn tại quê nhà của họ. Nhưng lần đấu tranh này thể hiện một sự thống nhất, đoàn kết, quy củ, chặt chẽ và bài bản làm nổi bật sự thắng lợi của nhân dân.
Chánh quyền CSVN nhìn thấy rõ điều đó và vô
cùng lo sợ.
Chúng bắt đầu dở trò trơ trẽn trắng trợn bắt bớ những thanh
viên của 8406 và những người chúng nghi là cầm đầu cuộc đấu tranh này. Những người xưa có câu (chánh nghĩa sẽ thắng gian
tà). Và một lần nữa chúng chẳng khai thác được gì cả. Những cuộc biểu tình phản đối chính quyền CSVN độc tài lưu manh, gian ác vẫn cứ tiếp tục hàng ngày trên đường phố Sài Gòn làm cho ÐCSVN vô cùng nhức nhối và thù
hận dân oan và những thân hình dân oan mặc Áo trắng Tự do rầm rập diễu hành
trên các đường phố trung tâm Sài gòn.
Khối đấu tranh
dân chủ 8406 vẫn tồn tại trong lòng "Dân oan" như những tấm gương
sáng ngời tranh đấu vì Tự do, vì Nhân quyền của nhân dân Việt
Nam
thân yêu.
Họ là những chiến sĩ vì Dân
chủ Tự do của dân tộc và đất nước. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, bị bắt, bị giam lỏng ngay chính nơi họ ở, bị theo dõi triền miên, nhưng họ không bao giờ khuất phục trước cường quyền bạo ngược của tập đoàn thống trị độc tài bất lương vô cùng quỷ quyệt và xảo trá gian manh.
Họ, những thành
viên của phong trào dân chủ 8406 chấp nhận sự hy sinh
bản thân mình vì Tự do Dân chủ, Nhân quyền chung cho sự nghiệp lớn lao. Cho dù nhà nước CSVN có gây ra 1
Thiên An Môn thứ 2 ở Việt
Nam
trong lịch sử nhân loại. Tức là
chúng sẽ thẳng tay tàn sát những con người tranh đấu vì Tự do Dân chủ đích thực. Nhưng tôi tin là họ cũng sẽ dũng cảm ngẩng cao đầu để đối mặt với bạo lực của nhà nước độc tài bạo quyền ác độc này.
Vì thế, chúng tôi, "Những người Dân oan" vô cùng cảm phục những thành
viên của 8406, điển hình như các chị Vũ Thanh Phương,
Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang...cùng nhiều anh chị em khác ở ngoài Bắc như Hồ Thị Bích Khương,
Vũ Thị Bình, Nguyễn Hữu Châu...
Xin lịch sử hãy trân
trọng đề tên họ dù chỉ là một vài chữ mang tên tuổi của những công dân can đảm này, những con người đã dấn thân dũng cảm góp phần nhỏ bé đấu tranh vì Tự do - Dân chủ, Nhân quyền và Công lý của đất nước còn khốn khổ này!!!
Ngày 10-9-2007
Quốc Bảo - (Dân Oan miền Nam Việt
Nam
).
=END=
4- Câu Chuyện Thời Sự
- Khôn nhà dại chợ!
Nguyễn thanh Ty
Phải công nhận Ðảng và Nhà
nước ta rất anh hùng. Trong thời gian "xẻ dọc Trường Sơn, miệng ngậm B.40 đi cứu nước" đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng.
Nhiều đến nỗi
"ra ngõ là gặp anh hùng".
Trúc rừng không đủ lá để ghi công đức.
Ðến nay, dân số lên tới tám mươi
ba triệu lẻ mấy trăm, mà đã có tới tám mươi triệu anh hùng đoạt giải quán quân về khoản "thắt lưng buộc bụng" từ cái lúc tên đồ tể Lê Duẩn hung hăng con bọ xít phán rằng "Dân tộc ta là anh hùng. Ðảng ta là đỉnh cao trí tuệ loài người".
Ba triệu sót lại, không
phải là dân thường mà là "đảng viên". Họ sống khỏe, béo tốt hồng hào nhờ ăn bám vào cái dù của Ðảng ta.
Và một nhúm nhỏ, mấy trăm lẻ, là loại người đặc biệt, vừa không phải là anh hùng, vừa là không phải là dân thường.
Họ là những ông kẹ.
Nhưng họ có tính khiêm nhường của "bậc phụ mẫu chi dân" hay ví mình là
"đày tớ của dân" "quên mình vì
dân mà phục vụ".
Những ông kẹ này chẳng ai biết ở mô tê, bỗng dưng tự nhảy lên đầu tám mươi triệu anh hùng để đè đầu, đè cổ rồi tự hô hoán lên rằng:
- Toàn thể nhân dân tuyệt đối tin tưởng và bằng lòng để tụi tui lãnh đạo đất nước!
Thế rối, hết đời cha tới đời con, cứ tiếp tục thay nhau ngồi trên đầu thiên hạ.
Mỗi lần nhường ngôi như thế, Ðảng và Nhà nước ta cho diễn vở tuồng "Ðảng cử dân bầu" hô hào dân chúng đi xem miễn phí. Mỗi người được phát cho cái vé có in dòng chữ: Ði đông, bầu đúng, cử xứng.
Màn hát kéo kên rồi hạ xuống. Từ Thái thượng hoàng, Ðức vua, Tể tướng, đến văn võ bá quan, áo mũ cân đai, vẽ mặt bôi vôi, ra trình làng.
Mấy tay mõ
làng, khua chiêng đánh trống rao lên rằng: Toàn thể lãnh đạo đều được dân tín nhiệm 99.99%.
Người dân đứng dưới khán đài xì xồ, xì xào:
- Ði vô, đi ra cũng thằng cha hồi nãy! Tụi tui đâu có bỏ phiếu cho thằng chả, sao chả cũng đắc cử hè?
Ðó là chuyện tín nhiệm 99.99%.
Còn chuyện "trị quốc an dân - kinh bang tế thế" thì ra răng?
Tiền đề quả quyết một cách chắc nịch Ðảng ta là "Ðỉnh cao trí tuệ loài người". Cho nên, không cần diễn nôm, ai cũng biết là Ðảng ta là số 1. Tiếng Tàu gọi là số dzách". Tiếng Mỹ gọi là "Nâm bờ oanh".
Bài này chỉ bàn riêng về tài "đối nội và đối ngoại" của Ðảng và Nhà nước ta trong chuyện đối phó với "thù trong giặc ngoài".
Không biết Ðảng ta từ lúc biến da con tắc kè màu xanh Ðảng Lao Ðộng thành màu đỏ Ðảng Cộng Sản có ân oán giang hồ gì với thế giới không, mà lúc nào Ðảng ta cũng nơm nớp lo sợ "các thế lực thù địch ngoại bang".
Ðó là bọn giặc ngoài. Mà Hoa Kỳ là kẻ thù chiến lược. Ngoài ra còn nhiều kẻ thù khác nữa. Bọn chúng luôn có âm mưu "diễn tiến hòa bình" hòng xâm lược ta.
Còn thù trong là "bọn phản động trong và ngoài nước", lúc nào cũng "nói xấu, xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta".
"Bọn ngoài nước" ý Ðảng ta ám chỉ mấy triệu "khúc ruột ngàn dặm", "một bộ phận không thể tách rời", là "máu là máu của Ðảng ta", đang làm ăn khắm khá khắp nơi trên thế giới, có đô la rủng rỉnh trong túi. Bọn này chỉ được phép đem đô la về nước giúp Ðảng ta sống khỏe thôi chứ không được bép xép cái mồm đòi tự do, dân chủ gì sất.
Trong nước có ai nói
tiếng nói khác
với Ðảng ta thì "đích thị là bọn Việt gian nhận tiền bọn ngoài nước, để tuyên truyền chống phá Nhà nước XHCN". Ðảng ta "kiên quyết" đập nát từ trong trứng nước, nghĩa là từ khi mới "mở miệng" đòi dân chủ. Một loạt các nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam và bỏ tù. Như LM Nguyễn văn Lý, luật sư Nguyễn văn Ðài, luật sư Lê thi Công Nhân, bác sĩ Lê Nguyên Sang, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy... Nhẹ hơn một chút thì cho công an đến canh cửa ngày đêm. Như kỹ sư Ðỗ Nam Hải, ông Hoàng minh Chính, Nguyễn thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, Hà sĩ Phu...
Ðể đối phó với "thù trong" là bọn "ngoài nước", Ðảng ta đã lập ra một bộ máy an ninh khổng lồ, tinh vi, nhạy bén, hữu hiệu, bao trùm khắp nơi như giăng thiên la địa võng.
Một con mén
chui ra cũng khó lọt.
Ðiển hình thử một vài vụ cho thấy cái tài tình của Ðảng ta, thường cao rao với thế giới là "Việt Nam rất ổn định chính trị", chứ không phải là điều nói bá vơ.
Chẳng hạn như bà Thương Cúc, ông Ðỗ công Thành hai Việt kiều Mỹ, trước đó không ai biết hai người này là ai, làm cái gì. Chỉ biết rằng họ theo lời kêu gọi của Ðảng ta về quê hương để "ăn khế ngọt". Thế mà Ðảng ta biết rất rõ họ từ chân lông đến kẻ tóc "rằng thì là"- Chúng là bọn "khủng bố" về nước để mưu toan lật đổ Nhà nước ta. Hai người này vừa về đến Việt Nam là Ðảng ta bắt giam liền một khi. Chờ ra Toà Án Nhân dân cúi đầu nhận tội.
Thế mới là tài.
Xa hơn chút nữa, như ông Trịnh vĩnh Bình, Việt Kiều Hà Lan, cũng ham "chùm khế ngọt" của Ðảng ta móc trên lưỡi câu sấu, ôm hết của cải dành dụm mấy mươi năm về "góp phần xây dựng đất nước". Ai cũng tưởng thế là tốt.
Nhưng Ðảng ta lại biết rõ bên trong, tay Vĩnh Bình này tiếng bề ngoài là vậy nhưng bên trong không phải vậy. Ðảng ta chờ cho mấy năm sau, con cá này mập lên, Ðảng ta giật cần, xách mép con cá, cũng cho vào Toà án Nhân dân với tội danh "trốn thuế, làm ăn phi pháp" lãnh 12 năm tù.
Hết chối nhé.
Rồi một doanh nhân ở Pháp, cũng vì "chùm khế ngọt" nữa, ông Nguyễn Gia Thiều về làm ăn đàng hoàng, tạo dựng một cơ sở buôn bán điện thoại di động hiệu Nokia và Sam Sung với một người em. Ðang làm ăn khắm khá, bỗng dưng công an đến thộp cổ ông Thiều với tội danh cáo buộc là buôn lậu điện thoại. Ông ta bị Toà án Nhân dân (cũng là Tòa án Nhân dân) tuyên án
20 năm tù.
Không được cãi nhé.
Thêm cái anh chàng dở hơi Trần Trường bên Cali không biết đã ăn "trái khế ngọt" nào
của Ðảng cho chưa, bỗng hóa điên, đem cờ đỏ và "ảnh lộng kiếng Bác" treo trong tiệm cho thuê băng ca nhạc của mình, xuýt chút nữa thì bị Cộng đồng Hải ngoại cho lỗ mũi ăn trầu.
Trần Trường nhà ta hãi quá, ôm một mớ đô la chạy về Việt Nam "mách Bu". Cứ tưởng bở sẽ được Bu xoa đầu an ủi. Ai dè bị Bu đè xuống lột không còn cái quần xà lỏn. Bây giờ thì Trần Trường biến thành Trần Truồng mà không thể há miệng kêu ca gì được bởi Ðảng đã ngáng cái dùi cui giữa hai hàm răng rồi.
Trần Truồng lâm vào cảnh lưỡng đầu thọ địch. Không dám vác mặt về lại Cali, đành phải chịu ở lại cái hóc Bà Tó Năm Căn chờ chết già.
Nhưng chuyện vui và hấp dẫn nhứt gần đây là chuyện ông Nguyễn đình Hoan, Việt kiều Mỹ.
Theo ký giả James Hookway của báo The Wall Street Journal ngày 14/8/07 tường thuật thì nội vụ như sau:
Cách đây một thập niên, ông Hoan về Việt Nam với những dự án để xây dựng một ngôi trường quốc tế. Ông ta nói rằng ông ta rất phấn khởi với niềm hy vọng cho nơi chôn nhau cắt rún của ông.
Nhưng hồi năm ngoái ông đã phải nằm trên một cái chỏng ẩm ướt trong nhà tù B14 tại Hà Nội sau một vụ tranh chấp trong việc làm ăn với các đối tác của Nhà nước Việt Nam.
Năm 1995 ông về Việt Nam với kế hoạch thiết lập một trường quốc tế để phục vụ cho những gia đình ngoại quốc lúc bấy giờ đang ồ ạt đến Việt Nam. Ông lập ra trường Quốc Tế Hà Nội với sự hợp tác của Trung Tâm Giáo dục Nhà nước Việt nam vào năm 1996. Nhà nước cung cấp một hợp đồng 20% thuê mướn trên một mảnh đất mà bây giờ rất có giá gần trung tâm Hà Nội, để lấy về 30% lợi tức trong nghiệp vụ này.
Khi giá trị miếng đất mà ngôi trường đang xây trên đó gia tăng, thì căng thẳng giữa ông Hoan và các đối tác của ông cũng tăng theo.
Tháng 6/2006 công an đã bắt giữ ông để điều tra việc đối tác Nhà nước tố cáo ông đã nhận bảo hiểm y tế một cách bất hợp pháp(?)
Ông đã nằm tù 14 tháng để chờ điều tra. Hàng ngày ông nghe đài của Nhà nước Việt Nam oang oang mỗi buổi sáng trong sân nhà tù, thúc dục người Việt hải ngoại trở về để bồi đắp vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của đất nước. Mặc dù với nhiều bằng cấp từ hai trường đại học Vanderbilt và George Mason ở Hoa Kỳ, ông vẫn không hiểu nổi vì sao ông đã làm đúng những điều nhà nước mong muốn và cuối cùng thì vào tù.
Vợ ông đã phải trả 85 ngàn Mỹ Kim mà Nhà nước VN bảo là tiền thế chân. Trong
khi ông Hoan đang ngồi tù thì Tòa Ðại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã khuyến cáo vợ ông Hoan là không nên đi về Việt Nam để cố tìm cách lấy lại tự do cho chồng, bởi vì họ không thể nào bảo đảm cho sự an toàn của bà.
Sau 14 tháng ngồi tù, công an kết luận trong bản báo cáo sơ khởi là không có bằng chứng rõ rệt nào để đưa ông Hoan ra tòa và thả ông ra. Nhưng tiền thế chân thì chưa hoàn trả.
Và ông Hoan vẫn đang chờ xem các công tố viên Việt Nam có quyết định chính thức để buộc ông vào bất cứ tội danh nào hay không.
Vào tháng 6, sau khi ông Hoan được thả ra, trường hợp của ông được đưa lên bàn làm việc của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng. Theo báo Công an Nhân dân thì
ông Dũng đã chỉ đạo cho các thành viên người Việt trong Ban giám đốc nhà trường phải giải quyết ngay những tranh chấp giữa nhà trường với ông Hoan, nếu không xong thì Nhà nước sẽ ra tay với những quyết định riêng(?)
Ðược biết Hồ ngọc Ðài, cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục Nhà nước Việt Nam là đối tác của ngôi trường quốc tế này, và là con rể của một cựu Tổng bí thư đảng, đã gọi ông Hoan là "một tên ăn cắp" nhưng từ chối không chịu giải thích lý do tại sao hắn ta chắc chắn ông Hoan là một tội phạm và không muốn nói nhiều thêm về vấn đề này. (Lược trích bản dịch của Khánh Ðăng)
Ông Nguyễn đình Hoan tuy là một trí thức nhưng đối với Cộng sản ông vẫn còn quá ngây thơ, dù cho đã trải qua ba mươi năm kinh nghiệm xương máu.
Một điều giản dị mà ai ai cũng thấy được, riêng ông thì không. Ðó là vấn đề tiền trên hết chứ không phải là "giáo dục".
Ai đời, đa số người ta về VN là để móc nối với "cán bộ đảng ta" dựa thế, dựa thần để kinh doanh, để buôn lậu, để mánh mung, rồi chia chác 50/50 hoặc tui tứ anh lục. Riêng ông thì lại hăm hở với chuyện mở trường để "trăm năm trồng người". Người ta hùn cho ông miếng đất mà ông chỉ chia có 30% lợi nhuận thì "biết đời cha" nào mà làm giàu nhanh được?
Bây giờ miếng đất đang nằm giữa thủ đô đang lên giá vùn vụt, giá mét vuông đất được tính bằng kim cương chớ không tính bằng vàng nữa. Người ta muốn xóa hợp đồng để lấy lại miếng đất, bán lấy tiền bỏ túi cho mau lẹ nên ông đừng thắc mắc là tại sao Nhà nước bắt ông vì hai cái cớ lãng xẹt ruồi bu là "mướn lậu" trợ tá để dạy Anh ngữ và nhận "bảo hiểm y tế bất hợp pháp"(?)
Gần đây nhất, đám dân oan mười bốn tỉnh miền nam gần cả ngàn người, kéo lên Sài Gòn, căng lều giăng bạt trước Tòa Nhà Quốc Hội để kêu oan vì bị mấy ông bà quan đỏ cướp đất, cướp nhà, suốt gần một tháng trời trong cảnh gió mưa, đói khổ.
Ðảng và Nhà nước ta dùng chiến thuật "thủ khẩu như bình" để người dân kêu mãi thì mỏi miệng, la mãi thì khan cổ, đứng mãi thì mõi mệt. Lúc đó không đánh cũng tan. Cuối cùng thì Nhà nước ta cũng thương tình cái đám dân oan, cho xe cây đến chở dân về bản xứ và thân tặng mỗi người mấy cái dùi cui để nhớ đời.
Trên đây chỉ là đơn cử vài vụ điển hình trong rất nhiều vụ liên quan đến "chùm khế ngọt" để thấy Ðảng ta đối phó "thù trong" tài
tình đến cỡ nào.
Về đối ngoại với bọn "giặc ngoài" thì sao?
Khi Liên xô sụp đổ đầu thập niên 90, thay vì nhanh chóng lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam đã liên kết với Trung quốc để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa, xem Hoa Kỳ là kẻ thù chiến lược. Cũng kể từ lúc ấy, Việt Nam đã tự đưa đầu mình vào vòng kim cô của Trung quốc, kéo đất nước trì trệ thêm hằng chục năm so với các nước trong vùng.
Người dân Việt chưa có thấy Hoa Kỳ "chống phá" Ðảng và Nhà nước ta ở cái khoản nào mà chỉ thấy trước mắt họ đổ tiền của và công sức vào giúp cho Ðảng ta, môt con bệnh trầm kha nằm chờ chết, ngày càng thêm khỏe ra.
Trong lúc Trung quốc "vừa là đồng chí vừa là anh em", trước mặt thân thiết tặng Việt Nam "mười sáu chữ vàng", sau lưng thủ sẵn chiếc dao găm đâm người anh em "khờ khạo"những nhát trí mạng.
Trong việc giao thương với Hoa Kỳ, Trung quốc luôn tìm cách ngăn cản. Vụ ngưng ký hiệp ước giao thương với Hoa kỳ, để cho Trung quốc ký trước, năm 2000 là một ví dụ.
Ðảng và Nhà nước ta không những không coi Trung quốc là "giặc ngoài" mà còn quyết tâm khấu đầu làm cái bóng của thiên triều. Ngược hẵn lại với lòng dân, luôn coi Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp phải cảnh giác đề phòng.
Với sự thần phục khiếp nhược của Ðảng ta, Trung quốc ngày càng lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải mà Ðảng ta không dám ho he một tiếng dù là phản kháng yếu ớt. Lại đơn cử vài ví dụ điển hình cho thấy rõ ràng Ðảng ta "khôn nhà dại chợ".
Ngoài việc thường xuyên phá hoại nền kinh tế của ta mấy mươi năm nay bằng cách tuồn hàng lậu ồ ạt vào các cửa khẩu biên giới từ cái trứng gà cho đến máy móc trang thiết bị... làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam phá sản.
Kinh tế nước nhà ngày càng lụn bại...
Trung quốc còn uy hiếp nước ta bằng vũ lực. Ðã nhiều lần Hải quân Trung quốc bắn giết ngư phủ của ta để khiêu khích nhưng Ðảng ta đền ơn đáp nghĩa "mười sáu chữ vàng" ông anh đã tặng cho bằng bốn chữ "im lặng là vàng".
Theo tin BBC, ngày 20/7/07 "tàu Hải quân Trung quốc hôm 09/7 đã nã súng vào một số thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong vùng biển gần Trường Sa, cách TP Sài Gòn 350 Km làm cho một ngư dân thiệt mạng và một số người khác bị thương".
Biến cố xảy ra đã 2 tuần lễ mà Việt Nam vẫn hoàn toàn im lặng.
Hai năm trước, ngày 08/01/05, Hải quân TQ xả súng bắn chết 9 ngư dân Việt Nam cư ngụ tại các làng chài lưới vùng Thanh Hóa, bắt đi 8 người khác và tịch thu một thuyền đánh cá.
Phía TQ lại ngang ngược gán tội những ngư dân Thanh Hóa là hải tặc.
Phía Việt Nam vẫn giữ thái độ im lặng.
Cho đến nay, không
ai biết vụ việc đã giải quyết ra sao.
Có lẽ Ðảng ta lại áp dụng chiêu cũ "thủ khẩu như bình" để phía TQ bắn giết ngư dân Việt mãi cũng phải mỏi tay thì ngưng. Thế là mọi việc lại "ổn định"?
Các ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển xãy ra biến cố là trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Thế mà, đại tá VC Lê phúc Nguyên, phó tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, trả lời phỏng vấn với báo The Straits Times (Tân Gia
Ba) được BBC ghi lại ngày 19/7: "Ngư dân rất khó mà biết được đâu là lằn ranh chính
xác giữa hai bên.
Thế nhưng không nên dùng vũ lực trên biển vì việc này sẽ chỉ dẫn đến các vấn đề nghiệm trọng hơn mà thôi".
Câu trả lời của ông Nguyên rất "ấm ớ hội tề", giống như con đà điểu rúc đầu vào cát, chổng đít ra ngoài để tránh nạn.
Hải quân TQ thường xuyên "dùng vũ lực" trên biển đối với ngư dân ta, nhưng đã dẫn đến "vấn đề nghiêm trọng" nào chưa?
Ðài Loan cách đây không lâu cũng tập trận bằng đạn thật trên đảo Ba Bình, thuộc Trường Sa, xây rada, làm lại phi trường, công sự chiến đấu trên đảo nhưng Việt Nam làm gì được Ðài Loan?
Phía Nam Dương cũng thế, vừa rồi bắn chìm thuyền và gây tử thương nhiều ngư dân Việt Nam, nhưng có việc nào "nghiêm trọng" xãy ra đâu?
Nguồn tin BBC:
"Các nguồn tin quân sự nói ngày 9/7 hai tàu chiến cơ động BPS-500 của VN co Nga thiết kế đã vội vã đến hiện trường như phải đứng từ xa vì hỏa lực quá mạnh từ tàu Trung Quốc. Ðại tá Nguyễn Phúc Nguyên nói: "Về lâu dài, chúng tôi cần củng cố lực lượng hải quân cũng như nâng cấp các đơn vị tuần tra ven biển".
Rõ ràng hải quân VN quá yếu, chỉ có khả năng đứng xa xa và ngó trước súng của địch. Hải quân VN chỉ có khả năng duy nhất là chạy bắt người vượt biên.
Cũng như những vạt dầu không biết từ đâu, liên tục trong nhiều tháng, từ đầu năm 2007, từ ngoài khơi tràn vào bờ biển miền Trung VN, chạy dài từ Quảng Bình cho đến Phan Thiết, gây ô nhiễm môi sinh và làm thiệt hại kinh tế lớn lao cho người dân sống trong vùng.
Ðến tới hôm nay, Nhà nước vẫn chưa biết nguồn gốc các vết dầu loang ấy từ đâu. Mới đây, TT Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ nhờ Nhật bản truy tầm dùm.
Chắc chắn các vệ tinh của Nhật sẽ truy ra ngay. Họ đã biết các vạt dầu ấy từ đâu đến, nhưng Nhà nước VN không dám công bố vì khiếp sợ phản ứng của Trung Quốc. Vì tháng 5/1992, TQ ký với Công ty Crestone, Hoa Kỳ để tìm dò một khu vực 25.000 km2 thuộc lãnh hãi VN, nằm về phía tây thuộc đảo Trường Sa. Tháng 8/06 TQ cho khai
thác giếng dầu Hóa Quang, thuộc khu vực Hoàng Sa, cách Ðà Nẵng 230 km. VN có lên tiếng phản đối lấy lệ nhưng TQ bất chấp.
Như thế chắc chắn các giếng dầu của TQ khai thác đã làm dầu tràn gây ô nhiễm cho bờ biển miền Trung VN.
Trong một bài viết nhan đề: Vấn đề tranh chấp Trường Sa: hậu quả của những sai lầm chiến lược, ông Trương Nhân Tuấn, tác giả, nhận định: "Ở đây ta thấy Nhà nước Việt Nam, dầu đã tỏ ra rất côn đồ trong việc giải quyết các vụ dân oan, đảng cộng sản cướp đất trong những ngày trung tuần tháng 7/07 vừa qua, nhưng lại tỏ ra khiếp nhược đến mức hèn hạ trước những nước hùng mạnh khác".
Ông đề nghị:
"Việt Nam không thể bó tay, bất lực 'từ xa đứng nhìn' như hiện tại.
Lãnh đạo VN hãy tức thời mở mắt, định hướng lại chiến lược quốc gia, nhận rõ đâu là bạn đâu là thù, phải coi quyền lợi dân tộc là tối thượng. Tình trạng này kéo dài là mất tất cả cho Tàu. Trước mắt, Nhà nước VN (phải) lấy bớt ngân sách cho công an, giải tán ít nhất 2/3 đám côn đồ ức hiếp dân lành này, thanh lọc, chỉ chọn những người có ý chí phục vụ cho dân, lấy lại ngân sách dành cho tổng cục 2, dẹp bỏ hệ thống đảng ủy song song với hệ thống nhà nước, dẹp đám đảng viên ăn hại đái nát, ăn bám vào dân, là gánh nặng cho đất nước, thanh lọc lại toàn bộ nhân sự bộ Quốc phòng, tuyển những người trong sạch, có khả năng quân sự, tất cả dồn vào việc hiện đại hóa quân đội, thì rất có thể không bao lâu VN sẽ có thể có khả năng làm cho đối phương nhượng bộ".
Những điều ông Tuấn đề nghị chỉ là mơ ước hảo huyền. Nếu mấy tay lãnh đạo CS biết nghĩ như ông chừng một phần mười thôi, thì
từ năm 75 đến nay, ba mươi năm qua, đất nước VN dù không bằng Nhật Bản cũng không đến nổi kém cạnh Thái Lan hay Xing Ga Po chứ có đâu tụt hậu quá mạng vậy. Còn thua cả Căm Pu Chia mấy phần.
Ðảng ta sống hùng, sống mạnh và giữ vững được cái ngai vàng đến ngày hôm nay là nhờ cả vào lực lượng công an mà ông gọi là cái đám côn đồ ăn hại đái nát, ăn bám vào dân rồi hà hiếp dân, ông lại nhè đề nghị giải tán, Ðảng có mà chết bất đắc kỳ tử à? Hoài công!
Thà rằng mất nước vào tay Tàu cộng (cũng đã mất ải Nam quan và thác Bản Giốc từ lâu rồi, có làm sao đâu), cũng là đất nước XHCN cả, đâu còn ranh giới quốc gia nữa, Trung Quốc là ta, ta là Trung quốc, còn hơn là mất Ðảng mất ngai.
Chỉ xấu hổ một nỗi là Ðảng và Nhà nước ta đối với người dân mình thì giỏi dùng bạo lực dùi cui, súng A.K để đàn áp thẳng tay, còn đối với những thế lực ngoại bang thì chỉ "đứng xa xa mà ngó" với thái độ khiếp nhược.
Dẫu hèn nhát
không dám ra tay đánh trả với đám tàu ô TQ như quân lực VNCH năm 1974 đã từng hy sinh mạng sống để chống trả đến cùng, thì cũng ráng hô lên một tiếng nói phản kháng để còn giữ được mặt mũi quốc gia chứ.
Lẽ nào lại chịu nín nhịn ô nhục đến như vậy!
Lại cứ đóng cửa mà hô khẩu hiệu "Việt Nam anh hùng. Ra ngõ gặp anh hùng".
Nếu thật được như vậy, ta sẽ cho thằng Vi Tiểu Bảo đến trước Bắc bộ phủ mọp đầu hô to ba trăm lần, "Ðảng CSVN muôn năm trường trị, thống nhất giang hồ", gấp trăm lần thằng Nguyễn văn Trỗi của đại thi nô Tố Hữu phịa ra, trước khi bị xử bắn, hô ba lần "Hồ chí Minh muôn năm".
Có giỏi thì
"khôn ngoan đá đáp người ngoài". Còn cái kiểu xử sự như bấy lâu nay của mấy "đỉnh cao trí tuệ" thì rõ là khôn nhà dại chợ.
Nguyễn Thanh Ty
=END=
5- Tạp Chí Á Châu
- Một Cái Chết Quá Vô Lý Của Vị Phó Ðại Sứ Hàn Quốc Ở Bắc Kinh
Minh Dũng
(VNN)
Ông Hoàng Chính Nhất, Phó đại sứ Hàn quốc tại Trung quốc, sau khi tan sở vào một cửa hàng tiện lợi (convenience store) mua một miếng bánh
mì sandwich đem về nhà ăn, sáng hôm thức dậy ông ta cảm thấy bị đau bụng, chịu không nổi nên phải vào bệnh viện chữa trị. Bệnh viện mà ông Phó đại sứ này đến là một bệnh viện tư, sang trọng bậc nhất ở Bắc Kinh, chỉ dành riêng cho giới ngoại giao và thành phần cán bộ, quan chức cao cấp nhà nước. Sau khi chẩn bệnh xong, bác sĩ bảo là bị bệnh tiêu chảy, rồi cho chuyền nước biển có pha thuốc trụ sinh chống bệnh kiết lị vào. Chỉ độ 20 phút sau, do phản ứng của thuốc, vị công sứ này bị sùi bọp mép, rồi lăn ra chết mặc dù bác
sĩ đã tận tình cứu chữa.
Chính quyền Bắc Kinh vội vàng
thông báo cho Ðại sứ quán Hàn quốc biết ngay về chuyện này và nói là sẽ cho giải phẫu tử thi ngay để tìm nguyên nhân cái chết, nhưng chính
quyền Hàn quốc yêu cầu không được giải phẩu ngay, phải đợi cho đến khi phái đoàn bác sĩ từ Seoul gởi tới chứng kiến cuộc giải phẫu này. Theo kết quả giải phẫu tư pháp thì trong tử thi có chất Rocephine, tức là một loại thuốc trụ sinh giết vi khuẩn bệnh truyền nhiễm. Bình thường tiêm loại thuốc này vào rất dễ bị dị ứng, thế mà còn có chất calcium trong chai nước biển nữa khiến cho hai
chất này kết hợp với nhau làm cho máu đông thành từng cục nhỏ đóng ở tim và các mạch máu, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ bị chết đột suất. Vị Phó đại sứ này ở vào trường hợp như thế.
Lúc đầu có giải thuyết cho rằng vị Phó đại sứ này bị đánh chất độc, nhưng với kết quả giải phẫu tư pháp được công bố đã đánh tan mối nghi ngờ như vừa nêu trên, đơn thuần chỉ do các bác sĩ sai lầm trong cách chữa trị. Thật ra sự nghi ngờ bị đánh chất độc cũng có cái lý do của nó vì lúc đầu chính phủ Bắc Kinh muốn giữ kín chuyện này nên xử lý rất lúng túng, chỉ ngầm thông báo cho
chính quyền Hàn quốc biết mà thôi và muốn tiến hành ngay việc giải phẫu tư pháp cho xong chuyện.
Ðây chỉ là một tai nạn y khoa
chứ chẳng liên can gì vấn đề chính trị ở bên trong đó cả, tại sao chính quyền Trung quốc lại muốn giấu kín, đâu có lợi gì cho việc ngoại giao mà rồi trước sau gì cũng phải công bố sự thật; âu có phải là điểm dở của Bắc Kinh hay không. Liên quan đến câu hỏi này,
các nhà phân tích tình hình Trung quốc giải thích rằng: Tuy bệnh viện Bắc Kinh
này là một bệnh viện tư, nhưng phải coi đó là bộ mặt y khoa
của Trung quốc, chỉ có nhân viên và gia đình ngoại giao đoàn và
thành phần giai cấp cao ở Trung quốc mới được vào chữa trị ở đây; tiền khám bệnh rất đắt, mỗi lần tốn cả 100 mỹ kim, thế mà làm chết một bệnh nhân với cơn bệnh chẳng có gì gọi là ngặt nghèo; điều này làm người ta nghĩ ngay đến chuyện một là bác sĩ dõm, hai là quá bất cẩn, đằng nào cũng làm mất uy tín của Trung quốc. Ngoài ra, trong dịp quảng cáo
cho Olympic Bắc Kinh 2008, chính quyền Trung quốc đã cam đoan với du khách nước ngoài là hãy an tâm nếu chẳng may phải nhập viện vì ở Bắc kinh hệ thống bệnh viện tối tân,
bác sĩ tay nghề cao chẳng thua gì các nước Âu Mỹ, thế mà bây giờ một bệnh viện hạng nhất lại làm chết bệnh nhân một cách lãng xẹt nên chính quyền Bắc Kinh muốn ém nhẹm là phải, không thì sợ mất tiếng.
Một số nhà ngoại giao phương
Tây khi biết được tin này chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì ở Bắc Kinh không đi bệnh viện này thì đi nhà thương nào, chẳng lẽ mỗi khi bị bịnh phải bay sang Nhật hay về nước chữa bệnh hay sao. Các nhà ngoại giao Tây phương
còn nói thêm rằng mùa hè ở đây thức ăn, đồ uống dễ bị ngộ độc, lở bị rồi thì phải vào bệnh viện tìm cách cứu chữa lại bị chết, thử hỏi mùa hè sang năm có mấy ai dám đến Bắc Kinh xem Olympic. Nếu chính quyền không xử phạt nghiêm
minh thì khó mà tránh khỏi những trường hợp như thế xảy ra sau này.
Liên quan vấn đề xử phạt, cho đến bây giờ chính quyền vẫn chưa đả động gì đến vì theo những người thông thạo về hệ thống bệnh viện tư ở Bắc Kinh thì ai có thể làm chủ các bệnh viện tư đó, nếu không
phải là gia đình, giòng họ các đồng chí cao cấp ở trong Bộ chính trị hay Trung ương đảng.
***
Hành Ðộng Thiếu Văn Minh Của Ðoàn Ký Giả Trung Quốc Tại Nhật
Hành động kém văn minh của đoàn ký giả Trung quốc, ngang
nhiên chen lấn không tuân thủ những quy định căn bản lúc thu tin tại bộ Quốc phòng Nhật, khiến cho các ký giả Nhật và nước ngoài bất bình nên đã kháng nghị lên chính quyền Nhật yêu cầu từ đây phải ngăn chận hành động này.
Ngày 29 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc, ông Tào Cương Xuyên đã đến viếng thăm Nhật. Chuyến đi của ông Tào được giới truyền thông thế giới đặc biệt chú mục vì tình hình xung đột ngoài biển khơi giữa hai nước vẫn đang căng thẳng và đây là lần đầu tiên sau hơn 5 năm một vị Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc chính thức viếng thăm Nhật Bản.
Người ta không hy vọng cuộc viếng thăm này sẽ giải quyết được những xung đột ngoài biển đông giữa hai nước, nhưng ít ra cũng làm dịu đi sự căng thẳng ngoài biển khơi của hai quốc gia này. Chính vì truyền thông thế giới chú mục đến chuyến đi này nên trong cuộc hội đàm tại bộ Quốc phòng Nhật vào ngày 30 tháng 8 năm 2007, đã có rất nhiều ký giả làm đơn
xin vào thu tin. Vì số lượng ký giả Nhật và nước ngoài đến thu tin quá đông nên theo quy định phải bốc xăm định chỗ, chứ không một ký giả nào được quyền ưu tiên dành chỗ tốt trước hành lang dẫn vào phòng hội nghị của hai vị Bộ trưởng. Ai bốc trúng chỗ nào thì phải đứng nguyên tại chỗ đó mà chụp hình, thu tin, không được tự ý di
chuyển đi nơi khác. Tất cả đều giữ đúng quy định, ngoại trừ đoàn ký giả từ Trung quốc sang. Khi hai ông Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản và Trung quốc sánh vai bước đi trên hành lang dẫn vào phòng hội nghị thì toán ký giả Trung quốc ngang nhiên bước ra khỏi vị trí đã quy định cho mình, chạy ngược, chạy xuôi quay phim, chụp ảnh và phỏng vấn lung
tung làm vướng ống kính của những ký giả đứng nguyên tại chỗ thu hình theo đúng quy định. Tất nhiên là các ký giả khác phải la ó
lên để phản đối việc xé rào của toán ký giả Trung quốc. Ông Komura, tân Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật thấy cảnh lộn xộn đó xảy ra liền lên tiếng hỏi chuyện gì thế, khi biết được sự việc, ông ta chỉ biết lắc đầu rồi đi lẹ vào phòng họp.
Một chuyện đáng nói
ra ở đây là những đặc phái viên thường trú Trung quốc tại Nhật, có mặt trong buổi thu tin này cũng đã lên tiếng yêu cầu đoàn ký giả từ Trung quốc mới sang là hãy ngưng ngay những hành động thiếu văn minh đó, làm như thế sẽ bị người ta chê cười, mất mặt Trung quốc lắm, ở mấy xứ này quy định đã đặt ra thì phải tuân theo chứ không nên quen thói xé rào như ở bên nhà đâu. Toán
ký giả từ Trung quốc nạt lại: "Chúng tôi có quyền vì là cơ quan
truyền thông chính thức của nhà nước Trunng quốc, không thấy chúng tôi được tháp tùng theo Bộ trưởng Quốc phòng Tào Cương Xuyên hay sao.
Ngày 1 tháng 9 năm 2007,
phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nhật họp báo cho biết đã nhận được kháng nghị của các ký giả có mặt trong buổi thu tin hôm 30 tháng 8 vừa qua, người phát ngôn viên này đã lên tiếng xin lỗi về chuyện đáng tiếc đã xảy lúc đó vì sự bất cẩn của nhân
viên bộ Quốc phòng Nhật. "Chúng tôi có lỗi vì không nghĩ rằng toán
ký giả Trung quốc bất chấp quy định rất căn bản và cho biết đã đưa chuyện này ra để yêu cầu chính phủ Trung quốc khiển trách các ký giả đó." Người phát ngôn viên đó còn kể thêm những hành động phá rào khác của toán ký giả Trung quốc này như sau: "Ngày 31 tháng 8, nhóm ký giả Trung quốc này khi
tháp tùng theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc đến thăm Bộ tư lệnh hải quân Nhật ở căn cứ Yokosuka đã được nhân viên an ninh căn cứ thông báo cho biết cấm không được quay phim, chụp hình các chiến hạm và tàu ngầm trang bị hệ thống chống tên lửa đang đậu trong căn cứ; thế mà họ đâu có giữ luật, tìm đủ mọi cách để quay lén, cũng may là nhân viên an ninh căn cứ phát giác ra được. Chúng tôi cũng đã kháng nghị chuyện này với chính phủ Trung quốc."
Câu hỏi được đặt ra là liệu chính quyền Trung quốc có xử phạt những ký giả đó hay không. Câu trả lời sẽ là có,
nhưng chỉ phạt cho có lệ vì việc quay phim lén đó chắc chắn phải có chỉ thị từ bộ Quốc phòng Trung quốc trước khi toán ký giả này tháp tùng Bộ trưởng Quốc Phòng Tào Cương Xuyên lên đường sang Nhật.
Hiện nay ở Trung quốc, chính
quyền Bắc Kinh đang phát động chiến dịch kêu gọi người dân nên giữ phép lịch sự tối thiểu như không khạc nhổ, phóng uế bậy bạ nơi công cộng, đừng chen lấn nhau lúc lên xe v,v...để cho khách nước ngoài đến xem Olympic Bắc Kinh 2008 không coi thường người Trung quốc. Ðây là một chiến dịch tốt, nhưng chẳng biết có hiệu quả hay không, khi mà đội ngũ ký giả của họ đang còn có những hành động thiếu văn minh như vừa nói trên.
=END=
6- Tham Khảo
- Tôn Giáo Hoà Hợp XHCNVN, Bài Học Tang Thương Máu-Lệ Suốt 70 Năm (1930-2007) Mà Nay Vẫn Chưa Phai
Thích Tánh Hải (Taiwan, 2007)
Không thể có ở bất cứ nơi nào
trong tàng thư Phật giáo, trong Ðại Tạng Kinh nhà Phật để tìm thấy dấu tích về một loại hình giáo lý quay lưng trước khổ đau của đồng loại; Cũng không thể tìm đâu ra loại hình văn học thánh giáo để tư duy con đường đi đến giác ngộ bằng sự vô cảm trước sự thống khổ của chúng sinh. Trái lại, con đường của Ðạo Bồ tát để bước lên quả Phật là phải xả thân cứu đời, lấy cứu khổ, độ sinh trang nghiêm Thánh đạo. Ta hãy nghe lại một đoạn kinh Phật:
"... Cây thọ vương Bồ Ðề ở chốn sa mạc sanh tử rộng lớn cũng như vậy: Tất cả chúng sinh là gốc rễ, Bồ Tát là hoa, Phật là quả. Dùng nước Ðại bi đượm nhuần gốc rễ chúng sinh thì có thể trổ bông Bồ tát Trí
Tuệ và kết thành quả Phật toàn giác... Cho nên quả Bồ đề thuộc về chúng sanh" (kinh Hoa Nghiêm, Phẩm phổ Hiền Hạnh Nguyện).
Thế nhưng ngày nay có không
ít kẻ hình tướng Tăng Bảo mà tâm phò Ác Quỉ, luôn miệng cổ võ loại hình học thuyết thuần tuý... nọ kia theo kiểu "mũ ni che tai", mặc cho hơn 80 triệu đồng bào đang bị đoạ đày dưới ách bạo tàn XHCNVN.
Tôn Giáo Hoà Hợp XHCNVN,
bài học lịch sử Tang Thương Máu-Lệ suốt hơn 70 năm qua (1930-2007) đến nay nó vẫn chưa phai trong tâm thức hằng trăm triệu con người trên thế giới. Thế nhưng, cầm cờ chạy hiệu, mở đường cho cộng sản phá Phật, đánh Sư đó là Nhóm
Tăng Ni Việt Nam hải ngoại do nhóm "tứ quái": Minh - Ba - Siêu - Ðạt (Thích
Minh Tâm, Thích Quảng Ba, Thích Nguyên Siêu, Thích Bổn Ðạt) cầm đầu, họ đã lừa dối Tăng Ni mà bán đứng cho cộng sản qua chiêu bài Tôn Giáo Hoà Hợp XHCNVN với âm mưu xoá tên
GHPGVNTN hòng nhuộm Ðỏ toàn dân Việt nhằm kéo dài sự thống trị con người theo hướng phi nhân vô đạo. Bài học Tôn giáo Hoà hợp XHCN nói trên có thể hình dung qua 3 nét chính:
1. Con bài "Tu hành thuần tuý", chiến lược tách quần chúng ra khỏi GHPGVNTN của CS.
Sau vụ Nhất Hạnh, Âm mưu một cuộc "Ðảo Chánh" GHPGVNTN không thành, XHCNVN chuyển sang
chiêu thức mới: Con bài "tu hành thuần tuý". Chiều thức nỗi bậc trong
chiến lược nầy đó là mô hình: tín ngưỡng thuần tuý...
XHCN, theo đây, Ðại Nam Quốc Tự - Bình Dương là mô hình thí điểm của nhà nước. Theo mô hình nầy, HCM với Ðức Phật chung bàn, tín ngưỡng thuần tuý
XHCN là thế đó (xem thêm: Ðại Nam Quốc Tự, mô hình vun thân của cộng sản). Có điều nên biết là người sáng lập Ðại Nam Quốc Tự, Bình Dương lại là một cán bộ cao cấp cộng sản về hưu. Theo
người biết chuyện thì ông Giám đốc Ðại Nam Quốc Tự, Bình Dương
là người được đảng chỉ định, (dĩ nhiên được đảng vung tiền ra đầu tư, số tiền xây dựng lên đến 3 ngàn tỉ đồng VN) trong vai kinh tài cho đảng.
Loại hình cán bộ cao cấp làm
kinh tài cho đảng, điều nầy không còn xa lạ với nhiều người. Như chúng ta biết, sau chiến tranh Tây Nam Việt-Miên 1979, do áp lực quốc tế, CSVN đành phải rút
quân chiến trường Campuchia. Hà Nội đã có kế hoạch đường dài, cài cắm cán bộ lại trên đất Miên. Tất cả đều biết nói tiếng Miên, biết ăn mấm bồ-hóc (loại đặc sản của dân Miên, như mắm tôm ở Bắc hay mắm ruốc ở Nam vậy). Ngày nay hơn 2 phần 3 giám đốc công ty, xí nghiệp, khách sạn tại Nam Vang đều là Thủ trưởng, sĩ quan quân đội được biệt phái sang làm kinh tế, họ đều do Hà Nội điều khiển từ xa cả.
Pháp nạn diễn ra
không ngừng nghỉ từ hơn 30 năm qua (1975-2007), ngày nay, cơn bão pháp nạn tuy đã lắng mà chưa dịu, giảm mà chưa dứt và hiện tượng bùng phát có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Ấy vậy mà có không ít kẻ ngây ngô đến không tưởng khi họ tham gia, cổ vũ người khác tham gia vào chiến dịch tu hành thuần tuý
theo hướng tôn giáo vận cộng sản để phó mặc cho XHCN đánh phá Sư Tăng, chùa-Viện theo kiểu "mặc ai khốn khổ, miễn mình ấm yên". Kêu gọi Tu hành thuần tuý trong mùa pháp nạn, thật là lạ chưa? Ai đời nhà cháy không lo chữa lại đi trang
trí nội thất, thật là vớ vẫn! Ðến hoang tưởng hết chỗ nói.
Chính vì thế, mọi hình
thái kêu gọi Tu hành thuần tuý, làm văn hoá giáo dục thuần tuý, xa rời đấu tranh giải trừ pháp nạn với quốc nạn, đó chính là "cái loa" tôn giáo vận, cái kiểu tuyên
truyền của đảng cộng sản. Một mặt họ mở ra chiêu bài làm văn hoá giáo dục thuần tuý; mặt khác bằng nhiều loại hình họ răn đe quần chúng,
tách tín đồ ra khỏi tôn giáo. Cho nên, phải nói rằng tu
hành thuần tuý kiểu XHCNVN là góp phần biến thể tôn giáo mà từ biến thể đến huỷ thể cũng không bao xa. Bài học Sư Thầy được vinh danh lên hàng "kiện tướng làm
phân" (... Ngày nay sự nghiệp phò cách mạng; Nhà Sư "kiện tướng đội làm phân"); hay hiện tượng Sư Bà nghiện rượu (... Tôm bay, rán mỡ "xơi" lưng chảo; Rượu đế ngâm trăn nín cả vò), hay "Sư cụ đảng viên" (... Ăn cơm của Phật, ông phản Phật; Làm việc nhà ma
ông theo ma) được ghi lại qua tâp Thơ Trong Tù của Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, qua đó cho thấy đôi điều Hội chứng tu hành thuần tuý XHCN đó mà.
2. Kêu gọi Hoà hợp XHCN, một loại hình Kẻ cướp kêu gọi từ bi.
Kêu gọi Hoà hợp XHCN, đó thực chất là một loại hình kẻ cướp kêu gọi từ bi. Có ai đời trông chờ đứa đốt nhà đến chữa cháy bao giờ. Nhìn lại, hoàn cảnh chính trị-xã hội nào đã đẻ ra chiêu bài hoà hợp XHCN? Xin thưa đó là kể từ sau khi
cộng sản Liên Xô rồi Ðông Âu sụp đỗ, cộng sản quốc tế không còn, nhất là những năm 1992 cộng sản Viêt Nam đang đứng bên bờ vực giải thể. Lúc bấy giờ CSVN kêu gào trong ngoài nước hoà hợp XHCN.
Ðiều đó cho thấy, khi nào CSVN sắp giẫy chết thì họ kêu gào người dân, gõ cửa tôn giáo kêu gọi hoà hợp XHCN; Trái lại vào những năm 1975 khi cộng sản cờ thắng trong tay thì cả nước phải chịu cảnh nhà tan cửa nát, biển Ðông làm mồ chôn chung của hơn nửa triệu đồng bào, núi rừng Tây Nam Việt Nam là nơi vùi lấp những nấm mồ hoang vô chủ.
Những năm 1975,
khi cộng sản cờ thắng trong tay là liền sau đó có đến những 85 vụ đàn áp, đánh phá giết hại thành viên Giáo hội được thống kê,
kháng nghị lên nhà nước; kỷ niệm 30 năm pháp nạn GHPGVNTN tại Hoa Kỳ năm 2005 vừa qua đã cho danh sách bước đầu có 22 Thánh tử đạo, riêng vụ án 12 Tăng Ni Thiền viện Dược Sư tỉnh Cần Thơ tự thiêu cùng lúc là một điển hình rõ
nét nhất. Khi mà XHCN đang thời cao ngạo, nó cuồng ngông theo kiểu: "Thằng trời đứng sang một bên; Ðể cho thuỷ lợi tiến lên thay trời" thì lúc đó họ có lắng nghe tiếng kêu bi thương trầm thống của con dân để nói chuyện Hoà hợp hay không?
Sau 1975 khi Hoà thượng Thích Ðôn Hậu, Chánh thư ký, xử lý Viện Tăng thống GHPGVNTN cùng với Hoà thượng Thích Trí Thủ dẫn đoàn Viện Hoá Ðạo xin tiếp kiến nhà nước để bàn việc Thống Nhất Phật giáo 2 miền Nam Bắc thì từ Nguyễn Văn Hiếu (bộ trưởng Bộ Văn hoá); Mai Chí Thọ (bộ trưởng bộ nội vụ) đến Ông Quang Minh (cán bộ chấp pháp bộ nội vụ) cho đến ông Huỳnh Châu Sổ (Phó thanh tra TW nhà nước), tất cả họ đều cùng một bài bản, một cung đàn, một giọng điệu mà qua lời Mai Chí Thọ, ta nghe lại ông Thọ nói: "các thầy chỉ có 2 con đường, một là theo, hai là chống... mà
không có con đường thứ ba". Mà chống nhà nước XHCN vào những năm 1975-80 thì số phận ra sao, ai cũng biết rồi. Ấy thế mà cộng sản lại đẩy GHPGVNTN vào tận chân tường như thế. Lúc thời đang lên, thế đang thịnh thì XHCNVN đối đãi với GHPGVNTN là như thế đó.
Bấy giờ có thấy bộ mặt thằng đỏ, con đen nào kêu gọi Phật giáo, kêu gọi toàn dân hoà hợp XHCN đâu? Sự bố láo của cộng sản cho thấy, khi đã qua rồi cái thời họ từng Ở hầm, Ði rừng, Ngủ võng, Ăn đêm, thì chả còn thấy đứa cán cưa, cán mác nào kêu gọi hoà hợp XHCN cả. Thế nhưng nay, XHCN Thời suy, Thế cùng, Lực kiệt thì họ kêu gào
như bố mẹ mới chết chưa chôn mà xin hoà hợp với kiều bào nước ngoài để mong cứu vớt họ; rồi quay sang van xin GHPGVNTN từ bi với họ như lời nguyên
Thủ tướng Phan Văn Khải nói với Hoà Thượng Thích Huyền Quang vào năm 2005 tại Hà Nội vậy.
Cho nên Kêu gọi Hoà hợp XHCN, một loại hình kẻ cướp kêu gọi Từ bi, vậy thử hỏi có tin được không??
3. Tôn Giáo Hoà Hợp XHCNVN
Bài Học Tang Thương Máu-Lệ Suốt 70 Năm (1930-2007) Mà Nay Vẫn Chưa Phai
Bài học lịch sử đau thương
của Phật giáo Hoà hợp với cộng sản cho thấy:
Thượng toạ Thích Mật Thể (Huế), tham
gia Ðại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946; là nhà tôn giáo-Phật giáo cận đại mở đường tiên phong theo ngọn cờ Hoà hợp cộng sản. Thế nhưng Hoà hợp cộng sản đã đưa đến hệ quả là Thượng toạ Thích Mật Thể đã chết một cách ám muội trong vòng kiểm soát của cộng sản, tang thương ngày ấy đến nay vẫn còn là ẩn số chưa được giải mã.
Thậm chí một thiên
tài như Tâm Minh-Lê Ðình Thám mà khi sống dưới gầm trời XHCN, Bắc Việt Nam thì tài năng kia cũng đành chôn xuống mồ sâu. Một Thích Trí Ðộ tự lừa dối mình rằng: "từ ngày được ánh sáng Mác Lê soi đường, tôi mới rõ con đường mình đi", bưng bợ cộng sản như thế để mong Hoà hợp với cộng sản mà được cơm thừa, canh cặn gì đâu hay là một nhà lãnh đạo Phật giáo XHCN vào Nam thăm hữu nghị Phật giáo
trong Nam mà cả đến chiếc áo Mâu Sòng cũng không có để phải bay ra trước cộng đồng Phật giáo trong Nam về một hình ảnh Sư Tăng XHCN thật thảm thương đến vô bến, vô bờ.
Rồi một Thích Trí Thủ, mở đường Thống Nhất Phật giáo theo định hướng XHCN; Là người năng nỗ trong Hoà hợp XHCNVN. Ngài đã bị BỨC TỬ, chết tức tưởi trong bệnh viện Vì Dân, Sài Gòn bởi bàn tay sát nhân cộng sản;
2005 rồi 2007, Gánh hát bội Làng
Mai về Việt Nam trong vai "Lê Lai cứu chúa". Ví như kế sách xoá
tên GHTN thành công, thì tiếng là Nhất Hạnh xoá GHPGVNTN, ông nhà nước có can chi đâu nào? Bằng như việc không
thành thì Hạnh-Phượng của Mai Thôn phải cháy tiêu sự nghiệp xế chiều còn lại trong
niềm thương hại của nhiều người. Xét cho cùng, biến cố Mai Thôn hạnh-Phượng chính do Hà Nội xuống tay. Hơn 40 năm lăn lộn chính trường thế giới, thế mà sự hiểu biết kia không đủ để Nhất Hạnh lớn khôn hơn để đến nỗi Quách Thị Tam Thê đã phải trải lòng thương tiếc vô hạn qua bài: Nhất Hạnh, một dòng sông đã chết. (http://anhduong.net/binhluan/March07/nhat_hanh__mot_dong_song_da_chet_quach_thi_tam_the.htm). Cũng do từ Hoà hợp XHCN mà
hào quang Nhất Hạnh thời Phương Bối Am thưở nào, nay đã tắt lịm, sau chuyến về Việt Nam 2005, 2007 chỗ tôn vinh Nhất Hạnh trong
lòng Tăng trẻ giờ đây phải đành tan lõang theo điệu: Hít vào: hận không nguôi; Thở ra: cháy hết rồi.
Nói cho cùng, Hoà hợp với cộng sản là góp phần đưa Phật giáo đến diệt vong.
Hoà hợp XHCN là một loại hình lừa bịp, áp đặt mà kèm theo nó là những loại hình khủng bố-Gian
manh-thâm độc; Mượn tay giáo gian Thân Hữu Già Lam, cộng sản đánh lừa con người vào tròng Hoà hợp XHCN thiên đường hoang tưởng để đảng-Mác thống trị con người. Trong chúng ta, nếu chẳng may rơi vào bẫy rập Hoà hợp XHCN thì bài học kia phải trả bằng máu, đánh đổi bằng cả cuộc sống tan thương, cuộc đời máu lệ cho những ai nhẹ dạ, cả tin cộng sản.
Hội chứng dân
oan cả nước ngày nay cũng thế. Dân oan là ai? Là những người đã từng đem thân làm lá chắn cho cộng đảng trước mưa bom của giặc ngoại xâm; là những người thoát ly gia đình, đem thân phục vụ Bác-Ðảng với đầy cả huân chương, mề đay làm chứng tích cho sự hy hiến vô bờ. Thế mà nay những thứ đó đã trở nên vô nghĩa, chỉ còn cách vứt bỏ nó xuống cống rãnh, hầm phân mà thôi. Dân oan đi khiếu kiện là họ còn xót
lại chút niềm tin vào đảng, nhà nước, thế mà thật bất hạnh cho họ vì đã gởi trọn niềm tin vào một đảng...cướp, cướp đất, cướp nhà để họ phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất mà nhà nước chẳng có chút đoái hoài. Thôi! Ðã hết rồi cái thời tụi bây đã từng Ở hầm-Ði rừng-Ngủ võng-Ăn đêm, nay
tiếng kêu dân oan khác nào như tiếng kêu của cánh nhạn lạc bầy và tiếng gọi đàn đã trở nên vô vọng rồi tuyệt vọng. Thì
ra cái ngày gọi là giải phóng
thì đó cũng chính là thời điểm bắt đầu của dân oan chúng tôi. Cho nên, kể từ sau cái gọi là
"Mùa Xuân Ðại Thắng", là dân oan, trong
mắt chúng tôi, Bác-Ðảng đã chết tự lâu rồi.
Bài học hoà hợp XHCNVN
với dân oan là như thế đó.
Rồi cũng có không ít những kẻ tự ví mình
như "tể tướng áo nâu" nhà Tề, đi tiên phong hô hào,
rao loa Phật Giáo Hoà hợp XHCN. Thế nhưng thực tế họ chỉ là những
"con cu mồi" rao hàng cho cộng sản mà Thân
Hữu Già Lam, một nữa thầy tu trong một nữa kẻ cướp là một điển hình.
Phật Giáo Hoà hợp XHCN: Một nữa Thân Hữu Già Lam
hội tụ trong một nữa Thân hữu Già Hồ, tất cả những loại hình bệnh hoạn XHCN ngày nay đang được nhóm giáo gian "tứ quái": Tâm - Ba- Siêu - Ðạt vun rải mầm độc thui chột niềm tin Phật; làm ung thối mầm non Phật giáo,
như lời Thích Chính Hạnh, Từ Thân hữu Già Lam đến Thân hữu Già Hồ... đã nói.
Nay trong nước lại thành hình cũng nhóm "tứ quái" nữa, đó là Sỹ - Thát- Liên - Từ (Thích Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Thích Quảng Liên, Thích Nhật Từ), đó là những tên tội đồ thiên cổ của đạo và đời.
Cho nên, Thật bất hạnh thay khi lời nói của thánh nhân lại được phát ra từ miệng lưỡi của những kẻ hạ nhân hùng biện; Cũng không
có tai họa nào hơn khi "kẻ cướp trong chiếc áo thầy tu" đi rao loa thiên đường XHCN thật hùng hồn trong khi đó chính bản thân họ lại chưa thật sự hiểu biết những điều mình
rao loa. Thử hỏi, định hướng XHCN là gì mà cho đến nay, ngay cả nhóm
chuyên gia, người nhào nặn ra nó cũng không thể giải thích trọn vẹn được định hướng XHCN là gì nữa. Do đó, kẻ nói chân lý là người khôn mà đứa NHẮM MẮT nghe theo chân lý là đứa dạy. Thế cho nên với mọi cách hành xử do từ "đường truyền" Sư Thầy quốc doanh như về mô hình xây dựng Viện Ðại học Khuông Việt tại Việt Nam; Như loại hình Tổ chức quốc tế Phật Ðản 2008 tại Việt Nam cùng những màu sắc tương tợ thì mọi người hãy nên hiểu biết như thế mà lánh cho xa.
Tự do cao cả nhất là được tự do ra ngoài cái tự do do cộng sản áp đặt lên dân tộc Việt Nam nầy và cũng không
có tội đồ nào hơn là tự do áp đặt Hoà hợp dân tộc Việt vào con đường quốc tế XHCN cả.
Ðưa đến xứ nầy học thuyết thiên đường Xã hội Chủ nghĩa (XHCN), nghe theo bài học Mác-Lê,
tuổi trẻ Việt Nam chúng tôi gạt lệ thoát ly gia đình, dâng mình, hiến thân, bán tổ tiên, bán cả dân tộc cho đảng Mác... Ðến Khi mở mắt ra, chúng tôi được bằng khen Vô sản XHC còn đảng Già Hồ thì có tất cả những nhà cửa, ruộng, vườn, đất đai gia sản của chúng tôi.
Tôn giáo Hoà hợp XHCN,
Bài Học Tang Thương Máu-Lệ suốt 70 năm (1930-2007) mà nay vẫn chưa phai phải nên được hiểu như thế.
=END=
7- Giới Thiệu sách Mới
- Tôi đọc Trần Khải Thanh Thủy
Ðoàn Thanh Liêm
Vào giữa Tháng Tám vừa rồi nhà văn Bích
Huyền có trao cho tôi cuốn sách với nhan đề ngồ ngộ "Viết Từ Hang Ðá, nhỏ lệ cùng dân" của Trần Khải Thanh Thủy. Với lời mời Tham dự Buổi Giới Thiệu Sách vào ngày Thứ Bảy 15 Tháng Chín 2007 tại Phòng Sinh Hoạt của Nhật báo Người Việt tại Nam Cali. Tôi phải kiếu lỗi với Bích
Huyền là vào ngày giờ đó thì tôi đang ở bên Texas, nên không thể tham dự được. Bích Huyền nói: "Thì ông anh cứ viết cho một bài giới thiệu cuốn sách của một nhà văn hiện đang phải nằm trong
nhà tù ở Việt nam vì dám có can đảm viết trung
thực những suy nghĩ của
mình". Lúc đó thì tôi đang bận rộn với việc tổ chức Hội nghị chống Tệ nạn Buôn Người tại Ðại học Chapman University ở Little Saigon, nên phải nói với Bích
Huyền là "Cô phải cho tôi làm xong cái chuyện Hội nghị này, thì
mới có thể bắt đầu đọc cuốn sách rồi mới viết bài
theo yêu cầu đặt hàng của cô được". Ðó là lý do bài này được chuẩn bị và viết ngay
trong thời gian tôi đi công tác tại Texas.
Từ hai tuần lễ nay, tôi đã luôn mang theo mình cuốn sách để đọc trên đường di chuyển trên máy bay, trên xe hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi lúc ở nhà bà
con bạn bè tại mấy thành phố quen thuộc trong tiểu bang Texas này. Cuốn "Viết Từ Hang
Ðá" (VTHÐ) do nhà xuất bản Cội Nguồn ở San Jose thực hiện, được trình bày thật trang nhã, sáng sủa, gọn gàng. Cần phải ghi nhận cái
công lao khó nhọc của nhà văn Song Nhị đã liên tục trong nhiều năm tháng liên lạc, tiếp xúc với tác giả Trần Khải Thanh Thủy, là người thường xuyên bị công an theo dõi kèm sát ở trong nước; nhờ vậy mà Song Nhị mới có được sự tín nhiệm của tác giả và được trao phó cho nhiệm vụ thực hiện cuôn sách này.
Ðây là một tuyển tập gồm 50 bài
viết thuộc nhiều thể loại: tiểu luận, phê bình, phóng sự, sáng tác, truyện ngắn, thơ. Một số bài đã từng được đăng trên các báo điện tử như Ðàn Chim Việt với nhiều bút danh khác nhau, nhằm đánh lạc hướng sự theo dõi của công an văn hoá trong nước và nay lại được tập hợp trong Tuyển Tập này. Còn phần nhiều là các bài mới viết mà chưa hề được đăng tải trên lưới điện tử hay trên tờ báo nào. Tác giả muốn có một "tác phẩm để đời" xuyên qua cuốn sách này.
Phải nói ngay rằng tác giả là người thật là can đảm, đã bất chấp mọi đe doạ trấn áp của guồng máy công an dầy đặc của cộng sản để tìm mọi cách viết ra những suy nghĩ, tìm kiếm của mình và cống hiến cho người đọc ở trong cũng như ngoài nước những thông tin chính xác, trung thực mà chính bản thân
mình đã thâu thập, điều tra và kiểm chứng được trong suốt một quá trình làm việc miệt mài, gian khổ mấy chục năm trong vòng kềm kẹp của chế độ độc tài chuyên chính. Cuốn sách tuy dầy gần 400 trang, nhưng lại gồm đến 50 bài tương đối ngắn gọn, dễ đọc nên rất thuận tiện cho độc giả vốn không có nhiều thơì giờ hoặc vì đau bệnh mà không thể đọc liền nhiều giờ trong một ngày được.
Ðáng chú ý nhất là Chương
4 viết về "Thơ Bút Tre/Ca Dao Dân Gian" và Chương 5 viết về "Cuộc Ðời và Sự Nghiệp Hồ chí
Minh". TKTT đã viết thật dí dỏm, độc đáo mà cũng thật kiến hiệu trong việc lột trần cái huyền thoại Hồ chí Minh vốn được tô vẽ, nhồi sọ cho cả mấy thế hệ người dân VN trên 60 năm qua từ ngày đảng cộng sản nắm được chính quyền trong tay của mình. Thiết tưởng Phong Trào Ðòi Lại Tên Saigon do Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ và Ông
Trần Quốc Bảo đang phát động với khẩu hiệu "Giải trừ Huyền Thoại Hồ chí Minh", thì nên khai thác rộng rãi các bài của TKTT
trong chương 5 này, để công chúng trong và ngoài nước được biết tường tận, thấu đáo sự thật về Hồ chí Minh mà guồng máy tuyên truyền đồ sộ của đảng cộng sản đã dối trá thêu dệt, thần thánh hoá lãnh tụ của họ từ trên nửa thế kỷ nay. Mời bạn đọc xem bài viết về "Nguyễn Tất Trung, con của Hồ chí Minh với cô Nông thị Xuân", TKTT phải ký bút hiệu
"Nguyễn Thái Hoàng" để phổ biến bài này
trên báo điện tử mà tôi đã được đọc hai năm trước đây. Tác giả cũng nói đến đương kim Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh là con rơi của Hồ chí Minh cũng như nhiều người khác nữa.
Ngộ nghĩnh nhất là các
bài ca dao. Tiêu biểu có thể ghi ra một bài ngắn sau đây:
Ai sinh thằng Cáo thằng Hồ
Ðể em đói rách
tô hô, không nhà
Ai sinh thằng Duẫn thằng Ba
Bao nhiêu trai tráng hoá ma không đầu
Ai sinh ra thứ Ðồng thau
Dâng đất tổ quốc mối sầu thiên
thu
Ai sinh ra cái thằng Khu
Ðấu tố cải cách bỏ tù thẳng tay.
Ai sinh ra lũ cộng bay
Giang sơn gấm vóc hao gầy xác xơ?
Và những câu vè rất thông dụng trong
dân gian như:
Từ khi có đất có trời,
Không gì độc ác bằng nòi Việt Minh.
Từ ngày "cách mạng mùa
thu"
Thằng khôn đi học, thằng ngu
làm thầy!
Gian manh từ bấy đến nay,
Lừa dân bán nước, cốt đầy túi tham.
Có thể nói Trần Khải Thanh
Thủy và Dương Thu Hương là hai nhà văn nữ rất dũng cảm, đã dám công khai trực diện tố cáo chế độ bịp bợm, gian ác, bất nhân và vô luân của bè lũ tham tàn
bán nước, hại dân hiện nay tại VN. Cả hai đã phải trả một cái giá đắt cho lòng ngay thẳng, lương thiện chính trực của mình. Ðó là một tấm gương sáng cho giới phụ nữ VN chúng ta ngày nay. Và các bậc nữ lưu này đang góp
phần rất đáng kể vào cao trào tranh đấu sôi nổi khắp nơi trong nước ta, để đòi lại quyền làm người cho nhân dân VN mà từ hơn 60 năm qua đảng cộng sản đã cướp đoạt khỏi tay của đại khối dân tộc chúng ta.
Trần Khải Thanh
Thuỷ hiện đang phải ngồi trong tù kể từ ngày 21 Tháng Tư 2007 khi bị công an bắt giam đến nay, nhưng cũng như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn văn Ðài, Nguyễn văn Lý v. v..., Chị sẽ vẫn rất kiên cường, bất khuất và giữ mãi được cái tinh thần dũng cảm hiên ngang của giới sĩ phu trí thức theo đúng truyền thống đạo hạnh đã bao nhiêu đời của dân tộc VN chúng ta. Chúng ta cám ơn TKTT vì tấm gương
hy sinh dũng cảm của Chị. Quả thật Chị đã truyền lại cho chúng ta cái ngọn lửa yêu thương
thật nồng nàn đối với dân tộc, mà Chị đã thốt ra trong câu thơ bất hủ:
"Nếu tôi chết xin ghi
lên huyệt mộ
Rằng "Ðây là người yêu nước thương dân".
Ðúng là khẩu khí của một bậc nữ lưu anh
hùng của thời đại chúng ta ngày nay vậy.
Viết tại Houston Texas 10
Tháng Chín 2007
Ðoàn Thanh Liêm
=END=
8- Tin Tức Di Trú
- 750,000 Thường Trú Nhân Phải Gia Hạn Thẻ Xanh Mới
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert
Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Theo tin tức được trích dẫn từ trang điện tử di trú Siskind,
trong tuần qua, Bộ Nội An Hoa Kỳ loan báo cho những thường trú nhân đang có Thẻ xanh loại không có ngày hết hạn trước đây phải nộp xin gia hạn Thẻ xanh mới. Thông tấn AP cho biết có khoảng 750,000 thường trú nhân đang có loại Thẻ xanh cũ này.
Thông báo của Bộ Nội An được loan tải trên bảng Công báo Liên bang, yêu cầu các thường trú nhân được phát Thẻ xanh từ năm 1977 đến năm 1989 phải trải qua thủ tục in dấu tay cá nhân và được điều tra về lý lịch, cũng như phải trả lệ phí 370 Mỹ kim cho sở di trú, nếu không, họ sẽ bị hình phạt. Theo thông báo kể trên, các thường trú nhân trong diện này phải nộp đơn
xin đổi thẻ xanh mới trong vòng 120 ngày. Những người không đáp ứng thông báo này sẽ bị phạt 30 ngày tù.
Theo bà Maria Elena Garcia-Upson, phát
ngôn viên Phòng Công Dân Hoa Kỳ và Dịch Vụ Di Trú tại tiểu bang Texas, sở dĩ Bộ Nội An phải thực hiện việc này vì "những vấn đề an ninh", và "chúng tôi cần bảo đảm rằng mọi người di chuyển bên ngoài cần có một tấm thẻ an toàn. Thế giới của chúng ta đã thay đổi sau ngày 11 tháng 9".
Những người di dân có liên hệ đến vấn đề này và các nhóm bảo vệ dân quyền về di trú đã tỏ ra quan ngại về thông báo kể trên. Theo báo Houston Chronicle, luật di trú năm 1996 đã thêm
vào danh sách phạm tội một số điều khoản mà một số di dân, kể cả các thường trú nhân, có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Theo Crystal Williams, phụ tá các chương
trình thuộc Hội Luật Sư Di Trú Hoa Kỳ, nhận định rằng "Ðây là cách yêu cầu người dân phải tự báo cáo về mình".
Những di dân bị ảnh hưởng việc gia hạn này tỏ ra rất quan tâm và nghi ngại là sự thay đổi sẽ gây nhức nhối trong cộng đồng người di dân.
Ông Jorge Ruiz, 54 tuổi, hành
nghề bán thịt ở Houston, đang có loại Thẻ xanh cũ mà sở di trú yêu cầu thay đổi, nói rằng: "Quí vị nghĩ xem: một người chỉ kiếm được 7 Mỹ kim một giờ có đủ khả năng đáp ứng việc không, trong khi vẫn phải trả tất cả những hóa đơn
tiêu dùng? Và nhất là trong nhà chỉ có một người đi làm!".
Sự khó khăn liên hệ đến việc phải gia hạn Thẻ xanh mới có thể thúc đẩy người di dân tìm giải pháp khác, đó là xin nhập tịch Hoa Kỳ. Ông Nelson Reyes, giám đốc điều hành Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Mỹ, cho biết "cách làm tốt nhất là trở thành công dân Mỹ. Vì với lệ phí 675 Mỹ kim để xin nhập tịch, so với lệ phí gia hạn Thẻ xanh mới gần 400 Mỹ kim. Lệ phí gần giống nhau nhưng các quyền lợi của công dân Hoa Kỳ vẫn nhiều hơn". Ông hàng thịt Jorge Ruiz cũng nghĩ như vậy: Thay vì gia hạn Thẻ xanh, ông Ruiz đang nghĩ đến việc trả thêm một chút tiền nữa để trở thành công dân Hoa Kỳ. Ông nói "Tôi đang nghĩ đến việc (nhập tịch) vì sẽ đến ngày tôi già đi và vì những quyền lợi mà một công dân Mỹ được hưởng".
Thông báo của Bộ Nội An vẫn chưa chính thức thành luật, và cơ quan di trú
cho biết sẽ đón nhận các ý kiến liên hệ đến việc gia hạn Thẻ xanh này cho đến ngày 21 tháng 9 năm 2007.
- Hỏi: Thẻ xanh của tôi thuộc loại cũ, không có ngày hết hạn, nếu tôi muốn đi du lịch đến nước khác có được không? Bao giờ luật mới yêu cầu phải gia hạn Thẻ xanh được áp dụng?
- Ðáp: Cho đến nay, Bộ Nội An Hoa Kỳ chỉ mới đưa ra đề nghị các Thường trú nhân có Thẻ xanh được cấp trước năm 1989 phải nộp đơn xin gia hạn. Bộ Nội An vẫn đang chờ đợi ý kiến của dân chúng, đặc biệt là các cộng đồng di dân tại Hoa Kỳ. Sau ngày 21 tháng 9, 2007, Bội Nội An mới đúc kết cá ý kiến (nếu có) và sẽ thông báo chính thức luật này được áp dụng chính thức vào ngày nào, và qúy vị sẽ có 120 ngày để gửi đơn xin gia hạn Thẻ xanh. Tuy nhiên, cách tốt nhất, qúy vị nên xin gia hạn Thẻ xanh cũ càng sớm càng tốt. Trong khi chờ đợi luật này có hiệu lực, qúy vị vẫn có thể dùng Thẻ xanh cũ đi du lịch và trở lại Hoa Kỳ hợp lệ.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng
1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins
International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco:
(510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
=END=
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Họ không phải chồng em
Raymond Carver
Earl Ober đang tìm việc bán hàng nhưng vợ anh, Doreen, đã đi làm phục vụ ban đêm trong một quán cà phê mở cửa suốt đêm ở rìa thị trấn.
Một tối đi uống rượu về Earl quyết định ghé ngang quán cà phê kiếm chút gì bỏ bụng. Anh muốn xem chỗ vợ làm, mà cũng có thể anh mang được chút gì về nhà lắm chứ.
Anh ngồi ở quầy và ngắm nghía thực đơn.
"Anh đến đây làm
gì?", Doreen tới hỏi. Chị đưa một phiếu gọi món cho đầu bếp, rồi hỏi: "Anh định gọi cái gì đấy? Con ổn chứ?".
"Chúng bình thường", anh nói. "Cho anh một cốc cà phê
và một cái sandwich số 2 nhé."
Chị ghi lại.
"Này, em, có được gì không?", anh hỏi và nháy mắt với chị.
"Không", chị nói.
"Ðừng nói chuyện với em bây giờ. Em đang bận."
Earl uống cà phê và ngồi đợi sandwich. Có hai người mặc đồ đi làm, cà-vạt đã tháo ra và cổ áo để mở, ngồi xuống kế bên anh và gọi cà phê.
Khi Doreen mang bình cà phê đi rồi, một người nói với người kia: "Trông cặp mông kia kìa. Không thể tin vào
mắt mình!"
Người kia bật cười: "Tớ từng trông thấy những cái khác xịn hơn."
"Tớ định nói thế",
người thứ nhất nói. "Nhưng có người lại thích phụ nữ béo."
"Không phải tớ",
người kia nói.
"Cũng không phải tớ",
người thứ nhất nói. "Tớ cũng định nói thế."
Doreen đặt chiếc
sandwich trước mặt Earl. Xung quanh chiếc sandwich có khoai tây chiên, một ít xà
lách và dưa chuột muối với thìa là.
"Thêm gì nữa không
anh?", chị hỏi. "Một ly sữa nhé?"
Anh không nói gì. Anh lắc đầu khi chị cứ đứng đó.
"Ðể em lấy thêm cà
phê cho anh", chị nói.
Chị mang bình cà phê lại, rót
cho anh và hai người kia. Rồi chị lấy một cái đĩa, quay vào lấy kem. Chị cúi xuống tủ kem và dùng cái gắp kem để lấy kem va-ni. Chiếc váy trắng bó chặt hông chị, trượt lên phía trên để một lộ phần dưới mông, phía sau đùi nần nẫn và nổi lên nhiều đường gân thẫm, đứt khúc sau đầu gối.
Hai người ngồi bên cạnh Earl
nhìn nhau. Một người nhướn mày. Người kia cười nhăn nhở nhìn Doreen qua tách cà phê.
Chị rưới một ít
xi-rô sô-cô-la lên trên đĩa kem. Khi chị bắt đầu lắc lắc cái bình kem trang trí thì Earl đứng dậy, bỏ đồ ăn lại và bước thẳng ra cửa. Anh nghe chị gọi tên mình, nhưng vẫn bỏ đi.
Anh liếc mắt qua lũ trẻ rồi vào
phòng ngủ cởi quần áo. Anh
kéo lớp phủ giường lên, nhắm mắt và cho phép mình nghĩ ngợi về sự cố vừa rồi. Cơn tức tối trào
lên từ mặt, trán, má rồi lần xuống vai, bụng rồi chân. Anh mở mắt và lăn qua lăn lại trên gối. Rồi anh nằm nghiêng và ngủ mất. Thậm chí anh cũng không biết khuya hôm đó vợ mình vào giường lúc nào nữa.
Sáng hôm sau, khi chị đưa
bọn trẻ đến trường rồi, chị vào phòng ngủ và kéo màn lên. Anh đã thức dậy.
"Em nhìn lại mình
trong gương đi", anh nói.
"Sao?", chị nói.
"Anh nói cái gì vậy?"
"Cứ nhìn lại mình trong gương
một tí đi", anh nói.
"Có gì thế?",
chị hỏi, nhưng rồi chị nhìn vào gương qua cái bàn trang điểm và hất tóc lên.
"Ừm", anh nói.
"Ừm, cái gì?", chị hỏi.
"Anh ghét phải nói điều này ra,
nhưng anh nghĩ tốt hơn là em nên suy nghĩ về chuyện ăn kiêng. Anh nói thật, nói
nghiêm túc đấy. Anh nghĩ em có khả năng giảm được vài cân. Ðừng cáu nhé", anh nói.
"Anh đang nói cái gì vậy?",
chị hỏi.
"Thì anh nói thế. Anh nghĩ em có thể có khả năng giảm được vài cân. Ít ra thì cũng vài cân", anh nói thêm.
"Trước đây anh chưa bao giờ nói về chuyện
này", chị nói. Chị nâng áo ngủ lên quá hông và xoay lại nhìn bụng mình
trong gương.
"Trước đây anh thấy không
sao", anh nói. Anh cố lựa lời. Anh đã suýt kể lại mẩu chuyện anh nghe được đêm qua, nhưng rồi kìm lại được. Nếu cần phải thuyết phục chị thêm, anh có thể mang chuyện đó ra sau.
Cái váy ngủ vẫn nằm lửng quanh
hông, chị xoay lưng lại gương và nhìn qua vai. Chị lấy tay nâng một bên
mông lên rồi thả xuống.
Anh nhắm mắt. "Có lẽ anh nghĩ vớ vẩn ",
anh nói.
"Em nghĩ mình có thế giảm cân được. Nhưng khó đấy", chị nói.
"Em nói đúng, sẽ không dễ dàng", anh nói. "Chắc chắn là không dễ. Nhưng anh sẽ giúp em."
"Có lẽ anh nói đúng",
chị nói. Chị buông váy xuống nhìn anh.
Buổi sáng hôm đó họ bàn về chuyện ăn kiêng.
Chị hỏi về chuyện ăn kiêng
chất đạm, ăn kiêng chỉ dùng rau và ăn kiêng bằng nước nho vắt. Nhưng họ quyết định họ không có đủ tiền để mua bít tết và các loại thịt nạc khác để ăn kiêng chất đạm. Ngoài ra, anh cũng chỉ ra rằng nếu tối nào chị cũng ăn bít tết trước mặt anh và lũ trẻ thì cũng khó cho họ. Chị nói chị không thích ăn rau nhiều như thế, nên chị không muốn cân nhắc nghiêm túc việc ăn kiêng bằng rau. Và vì chị cũng không thích nước nho vắt cho lắm, chị không thể tưởng tượng nổi làm thế nào chị uống được cho đủ số ly cần thiết trước mỗi bữa ăn.
"Nghĩ cách khác vậy, quên mấy cái đó đi",
anh nói.
"Không, anh nói đúng",
chị nói. "Em sẽ làm một cái gì đó".
"Thế còn tập thể dục thì
sao?", anh nói. "Sẽ có ích đấy."
"Không, cảm ơn. Em tập thể dục ở chỗ làm là đủ lắm rồi", chị trả lời.
"Thế thì nhịn ăn vậy",
anh đề nghị. "Thử vài ngày xem sao."
"Cũng được",
một lát sau chị đáp. "Em sẽ thử nhịn ăn vài ngày theo lời anh. Em sẽ thử một lần. Anh đã thuyết phục được em. "
"Anh sẽ làm người giám sát", anh nói.
Anh kiểm tra họ còn bao
nhiêu tiền trong tài khoản, rồi phóng xe đến một cửa hàng bán đồ giảm giá mua một cái cân sức khỏe. Anh theo dõi cô bán hàng lúc cô gõ số tiền lên máy.
Về nhà anh bắt Doreen
cởi hết quần áo ra và trèo lên cân. Anh cau mày khi nhìn thấy những đường gân thẫm sau đầu gối vợ, và lấy ngón tay lần theo một đường gân chạy lên phía trên đùi.
"Anh đang làm cái gì vậy?",
chị hỏi.
"Không có gì", anh nói.
Anh nhìn vào cân và ghi con số lại trên một tờ giấy.
"Ðược rồi",
anh bảo. "Ðược rồi."
Gần hết cả buổi chiều hôm sau
anh đi phỏng vấn. Ông chủ, một người to kềnh càng khập khiễng dẫn Earl đi xem hệ thống ống nước trong nhà kho, hỏi Earl có thời gian để đi công tác không. Ông nói ông có nhiều khách hàng bên
ngoài thị trấn.
"Tất nhiên là tôi có thời
gian", Earl nói.
Ông ta gật đầu không nói gì.
Earl cứ mỉm cười suốt.
Anh nghe tiếng ti-vi trước khi mở cửa bước vào nhà. Lũ trẻ không ngẩng đầu lên khi anh băng qua phòng khách. Trong bếp, Doreen đã mặc đồ đi làm, đang ăn trứng tráng và thịt muối.
"Em làm cái gì vậy?",
Earl la ầm lên.
Chị đỏ bừng mặt nhưng vẫn tiếp tục nhai đồ ăn, hai má phồng lên rồi nhè mọi thứ vào một cái khăn ăn. "Em không thể chịu được", chị nói.
"Mẹ béo", anh nói. "Tiếp tục ăn đi. Ăn tiếp đi."
Anh vào phòng, đóng cửa lại, nằm vật trên lớp phủ giường. Anh gối đầu lên tay và nhìn trừng trừng lên trần nhà. Một lúc
sau, chị mở cửa.
"Em sẽ cố một lần nữa",
chị nói.
"Ừ", anh nói.
Hai hôm sau chị gọi anh vào
phòng tắm. "Xem này", chị bảo.
Anh nhìn con số trên
cân. Anh mở ngăn kéo lấy tờ giấy ra, nhìn con số trên cân một lần nữa trong lúc chị toác miệng cười.
"Ba phần tư pound," chị nói.
"Giảm được một chút rồi đó". Anh vỗ vỗ hông vợ.
Anh đọc rao vặt trên
báo. Anh đến văn phòng tìm việc làm của nhà nước. Ba hay bốn ngày một lần anh lái xe đến một chỗ nào đó để dự phỏng vấn, và mỗi tối anh ngồi đếm tiền boa của chị. Anh vuốt những tờ đô la lại cho phẳng phiu và xếp những đồng 5 xu, 10 xu và đồng 1/4 đô la thành từng chồng một đô la. Mỗi sáng anh bảo chị trèo lên cân.
Trong vòng hai tuần chị sụt ba
pound ruỡi.
"Em có ăn một chút đấy", chị bảo. "Em nhịn cả ngày, rồi tối ăn một chút ở chỗ làm. Ðể bù lại."
Anh nhìn chị.
Nhưng một tuần sau chị giảm năm pound.
Tuần sau nữa giảm tổng cộng chín pound rưỡi. Quần áo chị trở nên thùng thình. Chị phải lấy một phần tiền thuê
nhà để mua đồng phục mới.
"Mọi người đang bàn tán ở chỗ làm", chị bảo anh.
"Bàn tán cái gì?", anh nói.
"Mọi người bàn tán về chuyện em xanh xao quá", chị nói. "Rằng em
không còn giống chính mình. Mọi người lo là em giảm cân nhiều quá."
"Giảm cân thì đã
sao?", anh nói. "Ðừng để ý đến họ. Bảo họ lo chuyện của mình đi. Họ không phải chồng em, đúng không? Em đâu có ở với mấy người đó."
"Nhưng em phải làm việc với người ta", chị nói.
"Thì vậy", anh nói.
"Nhưng kể cả như thế."
Mỗi sáng anh theo vợ vào buồng tắm và chờ chị bước lên cân. Anh lồm cồm với cây bút chì và tờ giấy trong tay. Tờ giấy ghi đầy những thứ, ngày và con số. Anh đọc con số trên cân, đối chiếu với tờ giấy, rồi gật đầu hoặc trề môi.
Bây giờ chị ngủ nhiều hơn. Chị ngủ sau khi bọn trẻ đi học, chị ngủ thêm vào
buổi trưa trước khi đi làm. Anh giúp chị làm việc nhà, xem ti-vi, và để yên cho chị ngủ. Anh đi chợ thay chị và thỉnh thoảng lại đi phỏng vấn.
Một đêm anh cho bọn trẻ đi ngủ, tắt ti-vi rồi quyết định đi làm tí rượu. Khoảng sau nửa đêm một chút anh rời quán rựợu và ghé vào quán cà phê.
Anh ngồi ở quầy đợi. Khi trông thấy anh, chị hỏi: "Ở nhà mọi chuyện ổn cả chứ?"
Anh gật đầu.
Anh nhẩn nha chọn món.
Anh nhìn theo vợ khi chị đi tới đi lui sau quầy. Cuối cùng anh gọi một cái bánh mì kẹp phó-mát. Chị đưa phiếu gọi món cho đầu bếp và quay ra phục vụ người khác. Một cô phục vụ khác mang bình cà phê đến và rót vào cốc của anh.
"Bạn cô tên gì nhỉ?".
Anh hỏi cô phục vụ và hất đầu về phía vợ mình.
"Chị ấy tên là
Doreen", cô phục vụ nói.
"Trông cô ấy khác
nhiều so với lần cuối cùng tôi ghé qua đây", anh nói.
"Em không biết nữa",
cô phục vụ nói.
Anh ăn bánh mì kẹp phó-mát
và uống cà phê. Mọi người thay phiên nhau ngồi xuống đứng lên ở quầy. Vợ anh phục vụ cho hầu hết mọi người ở quầy, thỉnh thoảng cô phục vụ kia cũng đến ghi món khách gọi. Anh quan sát vợ và chăm chú lắng nghe xem có nghe lóm được lời bình phẩm nào về vợ mình
không. Anh rời khỏi chỗ ngồi để đi vào nhà vệ sinh hai lần. Mỗi lần anh lại lo không biết có bỏ sót cái gì trong lúc anh không có mặt. Khi anh quay lại lần thứ hai, anh
thấy cốc của anh đã bị dọn đi và có người khác ngồi ngay chỗ anh.
Anh ngồi xuống phía
cuối quầy cạnh một ông lớn tuổi hơn mặc sơ-mi sọc.
"Anh định làm
gì?", Doreen hỏi khi trông thấy Earl lần nữa. "Ðáng lý anh phải về nhà rồi chứ?".
"Cho anh ít cà phê nữa",
anh nói.
Người ngồi cạnh anh đang đọc tờ báo sớm nhất của buổi sáng. Ông ta ngẩng lên nhìn Doreen rót cà phê cho Earl. Ông liếc nhìn chị khi chị bước đi, rồi cúi xuống đọc báo tiếp.
Earl nhấp một ngụm cà phê
và đợi xem ông này có nói gì không. Anh liếc nhìn
ông. Ông đã ăn xong và đẩy đĩa sang một bên. Ông đốt thuốc, gấp tờ báo trước mặt rồi đọc tiếp.
Một lúc sau Doreen đến lấy cái đĩa bẩn đi và rót thêm cà phê cho ông. Chị không nhìn Earl.
"Ông thấy cô ấy thế nào?", Earl nói với ông, hất đầu về phía Doreen khi chị đi về bên kia
quầy. "Ông thấy cô ấy có gì đặc biệt không?".
Người ngồi cạnh anh ngẩng đầu lên, ngạc nhiên. Ông nhìn Doreen rồi nhìn Earl, rồi cúi xuống đọc báo tiếp.
"Này, ông nghĩ sao chứ?",
Earl tiếp tục. "Tôi đang hỏi ông đấy. Cô ta trông đẹp hay xấu? Nói đi."
Ông ta lật báo sột soạt.
Khi Doreen bắt đầu đi xuống quầy một lần nữa, Earl huých vào vai ông ta và nói: "Tôi bảo ông
này. Nhìn cặp chân cô ta kìa. Nhưng hượm đã. Cho tôi một đĩa nhỏ kem sô-cô-la nhé?", anh nói với Doreen.
Chị dừng lại trước mặt anh và thở hắt ra. Rồi chị xoay lại, lấy một cái đĩa và cái gắp kem. Chị chồm qua tủ kem, cúi xuống và bắt đầu lấy kem.
Earl nhìn người ngồi cạnh và
nháy mắt khi váy của Doreen trượt lên trên đùi. Ðúng lúc đó ánh mắt anh bắt gặp ánh mắt của cô phục vụ kia. Người ngồi cạnh anh kẹp tờ báo vào nách và thò tay vào túi.
Cô phục vụ kia đi thẳng đến chỗ Doreen. "Anh ta là ai vậy?", cô hỏi.
"Ai?", Doreen hỏi và nhìn
quanh, đĩa kem trong tay.
"Anh ta," cô phục vụ kia trả lời và hất đầu về phía Earl. "Rốt cuộc anh ta
là ai vậy?".
Earl nở nụ cười tươi nhất. Anh tiếp tục cười, và nụ cười giãn ra đến khi anh cảm thấy nó làm biến dạng khuôn mặt anh.
Nhưng cô phục vụ kia cau
mày nhìn anh, và Doreen bắt đầu lắc đầu nhè nhẹ. Người ngồi cạnh Earl đặt một ít tiền lẻ bên cạnh cốc của mình và đứng dậy, nhưng ông cũng đợi nghe câu trả lời. Tất cả nhìn Earl chăm chú.
"Anh ấy là chồng
mình", cuối cùng Doreen lên tiếng, nhún vai. Chị nhìn
Earl một lúc, đoạn chị đặt đĩa kem sô-cô-la chưa làm xong trước mặt anh rồi vớ lấy bình cà phê.
=END=
**********************************